Một kịch bản telesale BĐS đất nền lôi cuốn khách hàng, khiến khách lắng nghe và quan tâm là điều mà bất kỳ một người môi giới BĐS mong muốn đạt được. Với mong muốn mang đến những kinh nghiệm thú vị về kịch bản salephone đất nền.
Một kịch bản telesale BĐS đất nền lôi cuốn khách hàng, khiến khách lắng nghe và quan tâm là điều mà bất kỳ một người môi giới BĐS mong muốn đạt được. Với mong muốn mang đến những kinh nghiệm thú vị về kịch bản salephone đất nền.
Bạn sẽ không có quá nhiều khách hàng để thực hiện các giao dịch qua điện thoại và đa phần trong số họ đều không dành nhiều thời gian để nghe bạn nói nên việc quan trọng là phải tạo sự chú ý với họ từ câu nói đầu tiên. Bạn nên đi thẳng vào vấn đề đã vạch rõ ra trong kịch bản sale bds qua điện thoại và không cần nói vòng vo hay cố gắng giải thích để nhanh chóng thu hút sự chú ý từ khách hàng. Có thể nói, việc tạo sự chú ý ngày từ những câu nói đầu tiên giúp bạn thể hiện được sự tự tin, sự tôn trọng đối với quỹ thời gian của khách hàng, đồng thời còn giúp khách hàng thấy được những giá trị sản phẩm của doanh nghiệp mang lại. Trong quá trình trao đổi, điều quan trọng nhất là bạn phải nắm bắt, đánh trúng được vào nhu cầu của khách hàng và giúp họ giải quyết được vấn đề, không cần sa đà vào vấn đề nằm ngoài phạm vi quan tâm của họ.
Chất giọng trong cách nói chuyện với khách hàng qua điện thoại ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chốt sales. Hầu hết khách hàng sẽ bị thu hút bởi nhân viên bán hàng có chất giọng rõ ràng, ấm áp và sử dụng ngôn từ giới thiệu dễ hiểu, truyền đạt đến họ ở tốc độ vừa phải. Do đó, bạn cần luyện tập cách nói chuyện với khách hàng qua điện thoại sao cho chuẩn và thu hút nhất.
Kịch bản tìm hiểu nhu cầu bán nhà của khách hàng được sử dụng khi bạn có nhu cầu mua lại bất động sản tại một khu vực nhất định, cấu trúc của nó bao gồm
Khi bạn thực hiện cuộc gọi chào hàng, điều này có nghĩa là chính bạn đang là người đại diện cho hình ảnh và thương hiệu của công ty. Do đó, bất kỳ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến công ty. Nếu bạn là người mới vào nghề, hãy tích cực và thường xuyên luyện tập giao tiếp với khách hàng qua điện thoại thông qua tưởng tượng hoặc giao tiếp giả định với đồng nghiệp. Qúa trình luyện tập nên dựa vào 10 bước nói chuyện với khách hàng qua điện thoại như hướng dẫn bên trên. Như vậy, bạn sẽ hình dung được các tình huống phát sinh và có cách xử lý không bị lúng túng.
Trở thành nhân viên bán hàng qua điện thoại chốt sales thành công không phải điều dễ dàng mà bạn cần có những kỹ năng riêng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những kinh nghiệm chốt sales trong cách nói chuyện với khách hàng qua điện thoại hiệu quả và nhanh chóng nhất.
— HR Insider — VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Khi việc chốt sale qua điện thoại ngày càng khó khăn, việc tìm hiểu và rèn luyện các kỹ năng chốt sale qua điện thoại để tăng doanh thu bán hàng là điều cần thiết đối với mỗi nhân viên kinh doanh.
Chào hàng qua điện thoại và chốt sale vẫn là một hình thức phổ biến trong chiến lược bán hàng Outbound Sales hiện nay được nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Tuy nhiên, với sự phát triển của mạng Internet, khách hàng thường tự tìm kiếm thông tin, cân nhắc kỹ lưỡng giữa nhiều sự lựa chọn rồi mới đưa ra quyết định mua hàng. Vì thế, việc chốt sale qua điện thoại ngày càng trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi nhân viên kinh doanh cần có những kỹ năng nhất định để chốt sale.
Vậy những kỹ năng mà nhân viên kinh doanh cần có để chốt sale qua điện thoại là gì? Đâu là những bước cần thiết để có thể chốt sale qua điện thoại thành công?
Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu thêm về cách chốt sale qua điện thoại hiệu quả nhất qua bài viết này.
Lưu ý: Trước khi tham khảo một số kỹ năng chốt sale dưới đây các bạn cũng nên tham khảo thêm bài viết: Top 12 phần mềm quản lý khách hàng vì khi quản lý được data khách hàng tập trung, doanh nghiệp sẽ luôn được quản lý và lọc ra được những khách hàng mục tiêu tốt nhất.
Khi đã luyện tập được những kỹ năng quan trọng như cách đặt câu hỏi, cách lắng nghe khách hàng và cách xử lý từ chối của khách hàng, đã đến lúc nhân viên kinh doanh bắt đầu vào việc gọi điện thoại cho khách hàng. Vậy các bước cơ bản mà nhân viên kinh doanh cần làm để đem lại thành công cho việc chốt sale qua điện thoại là gì?
Bước chuẩn bị luôn là bước quan trọng mỗi khi bắt đầu làm một việc gì đó trong quy trình bán hàng, không chỉ riêng việc chốt sale qua điện thoại.
Dù có là một nhân viên kinh doanh có năng lực trong việc giao tiếp, chào hàng qua điện thoại, việc chuẩn bị vẫn rất cần thiết trước mỗi cuộc gọi với khách hàng. Chuẩn bị kỹ nội dung giúp quá trình trao đổi, đưa thông tin trọng tâm mà nhân viên kinh doanh muốn gửi tới khách hàng dễ dàng hơn.
Đồng thời, việc chuẩn bị kỹ nội dung cuộc gọi còn giúp thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp và có thể tạo ra những chủ đề khiến khách hàng hứng thú, quan tâm, góp phần tăng tỉ lệ thành công của cuộc gọi.
Nội dung cuộc gọi ở đây chính là những thông tin cơ bản về khách hàng và những điều liên quan đến họ như cá tính, thói quen, sở thích của khách hàng. Nhân viên kinh doanh có thể chuẩn bị nội dung cuộc gọi bằng cách áp dụng phương pháp giả định những câu hỏi, thông tin trao đổi và câu trả lời cho một số những tình huống trớ trêu mà khách hàng có thể đem đến.
Việc chuẩn bị kịch bản, nội dung cuộc gọi là một bước cần thiết giúp nhân viên kinh doanh tự tin hơn trong giao tiếp với khách hàng và đưa ra được những giải pháp hữu ích với các câu hỏi mà khách hàng đưa ra.
Đọc thêm: 3 mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại giúp tăng cơ hội chốt sale
Để có được một cuộc gọi hiệu quả, đạt yêu cầu thì lời chào hỏi rất quan trọng. Trong các cuộc gọi tiếp thị, nếu ngữ điệu và giọng nói của người gọi không tốt thì khách hàng sẽ tắt máy ngay lập tức.
Vì vậy, cần chú trọng đến câu chào hỏi, giới thiệu bản thân một cách tự nhiên, tạo không khí thoải mái thì mới mong tạo được sự chú ý lắng nghe nơi khách hàng và có cơ hội chuyển khách hàng tiềm năng thành người mua.
Nhân viên kinh doanh sẽ không thể lắng nghe được khách hàng một cách hiệu quả nếu như họ cứ nói liên tục không ngừng nghỉ. Vì vậy, để có thể lắng nghe khách hàng, nhân viên kinh doanh cần giữ im lặng và chú ý nghe khách hàng nói về nhu cầu cũng như những vấn đề mà họ gặp phải.
Bên cạnh đó, hãy để khách hàng nói hết những gì họ muốn nói. Khi bị ngắt lời, khách hàng sẽ cảm thấy không được tôn trọng và mất đi thiện cảm khi nói chuyện qua điện thoại với nhân viên kinh doanh. Vậy nên hãy chờ lúc khách hàng kết thúc nói về những vấn đề của họ thì mới bắt đầu quảng bá về những tính năng hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ tới họ.
Có thể nhân viên kinh doanh khi chào hàng qua điện thoại sẽ cảm thấy khó chịu khi hỗ trợ những khách hàng mới – những người lần đầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ khi họ không biết những điều cơ bản, họ đang làm quen với các thuật ngữ, thậm chí nhân viên kinh doanh còn phải “cầm tay chỉ việc” trong các bước khắc phục sự cố.
Trong những trường hợp này, điều quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh và luôn khiêm tốn. Hãy nhớ rằng, vì sản phẩm/ dịch vụ rất mới với họ và đôi khi họ sẽ cảm thấy rối và không biết tìm câu trả lời ở đâu. Mỗi câu hỏi đều mang ý nghĩa nhất định, vì vậy nhân viên kinh doanh cần hiểu rằng mỗi khách hàng đều cần hỗ trợ cho dù tình huống có như nào đi chăng nữa.
Lắng nghe một cách chủ động không phải là chỉ lắng nghe khách hàng một cách máy móc. Phương pháp lắng nghe chủ động nghĩa là khi một người đang nói, người còn lại sẽ tập trung hoàn toàn vào những gì mà người đối diện đang truyền đạt thay vì chỉ “nghe” một cách thụ động, không tập trung vào thông điệp của họ.
Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động là rất quan trọng đối với nhân viên kinh doanh nếu muốn tăng tỉ lệ chốt sale qua điện thoại thành công.
Khi khách hàng có thể cảm nhận được nhân viên kinh doanh đang thật sự lắng nghe và cố gắng thấu hiểu họ, thay vì chỉ nghe cho có, thì khách hàng sẽ có động lực muốn nói thêm về những vấn đề, nhu cầu của mình hơn. Từ đó, nhân viên kinh doanh sẽ tìm ra giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Ngoài việc lắng nghe những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, nhân viên kinh doanh cũng cần tập trung vào cảm xúc của khách hàng để có được một cuộc trò chuyện khiến khách hàng hài lòng và thoải mái.
Đừng phán xét và bỏ qua những ý tưởng của khách hàng kể cả khi không đồng ý với những ý tưởng đó. Nếu nhân viên kinh doanh phán xét và ngắt lời khách hàng khi phản đối ý kiến của họ, cảm xúc của khách hàng sẽ trở nên tiêu cực hơn, dẫn đến việc có ấn tượng không tốt đối với nhân viên kinh doanh và sẽ không lựa chọn đầu tư vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.