Bài viết này sẽ giới thiệu về phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi trong giao dịch thương mại - Thanh toán L/C (Letter of Credit). Chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa và cách thức hoạt động của L/C, cũng như các bước quan trọng trong quy trình thanh toán L/C mà mọi người cần biết khi tham gia vào giao dịch thương mại quốc tế.
Bài viết này sẽ giới thiệu về phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi trong giao dịch thương mại - Thanh toán L/C (Letter of Credit). Chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa và cách thức hoạt động của L/C, cũng như các bước quan trọng trong quy trình thanh toán L/C mà mọi người cần biết khi tham gia vào giao dịch thương mại quốc tế.
Theo thoả thuận quy trình thanh toán L/C được thực hiện bởi các bên tham gia như sau:
Người yêu cầu phát hành L/C (Applicant): Người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác. Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu. Người hưởng lợi (Beneficiary): Người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Ngân hàng thực hiện thông báo L/C (thường là ngân hàng phục vụ cho người xuất khẩu).
Trong một số trường hợp phương thức thanh toán L/C sẽ có sự tham gia của các ngân hàng khác nhau như:
Mục này ghi các nội dung khác mà người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu thực hiện nhưng chưa được ghi ở các mục khác trong L/C.
L/C thường là loại không hủy ngang (IRREVOCABLE), nếu không ghi mục này L/C tự động được hiểu là L/C không hủy ngang. Tại đây cũng cho biết L/C có được xác nhận hay không (CONFIRMED) hoặc L/C có được chuyển nhượng hay không (TRANSFERABLE).
Ví dụ: Thông thường trên L/C trường thông tin này mặc định IRREVOCABLE: Không hủy ngang. Nếu là L/C huỷ ngang được sẽ không bảo vệ quyền lợi cho người xuất khẩu.
Thời hạn xuất trình bộ chứng từ được tinh từ thời gian người bán hoàn thành trách nhiệm giao hàng gửi tới ngân hàng phát hành L/C. Bên nhập khẩu cần bộ chứng từ sớm để thực hiện nhận hàng ở cảng đến nên thường tính toán và xác định thời hạn xuất trình chứng từ sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Nếu không quy định cụ thể thì theo điều 14c UCP 600: Ngân hàng phát hành L/C sẽ từ chối chứng từ xuất trình sau 21 ngày kể từ ngày giao hàng.
Ví dụ:DOCUMENTS MUST BE PRESENTED WITHIN 10 DAYS AFTER SHIPMENT DATE BUT WITHIN THE VALIDITY OF THE CREDIT. (Bộ chứng từ phải được xuất trình trong vòng 10 ngày kể từ ngày giao hàng nhưng vẫn còn trong thời hạn hiệu lực của L/C.)
LC (Letter of Credit): Là hình thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (L/C) do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một số tiền hoặc chấp nhận thanh toán một số tiền trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong thư tín dụng (L/C).
Có thể hiểu: L/C là thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền người xuất khẩu. Các bên mua, bán ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức thanh toán L/C giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình.
Trong thanh toán L/C người có nghĩa vụ thanh toán cho người xuất khẩu chính là ngân hàng phát hành L/C. Mục này khi đọc hiểu L/C bạn sẽ thấy ghi mã SWIFT code và thông tin chi tiết của ngân hàng phát hành.
Ví dụ: ICBVVNVX VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.
Theo anh Ngô Thọ Trung- Chuyên gia logistics có nhiều năm kinh nghiệm xuất nhập khẩu hàng hoá chia sẻ:
Với các lô hàng giá trị không cao doanh nghiệp không nên sử dụng L/C do chi phí mở L/C cao hơn các phương thức thanh toán khác như T/T hoặc nhờ thu.
Để quản lý rủi ro: Người mua được khuyên nên giám sát chặt chẽ quá trình đóng gói và giao nhận hàng của người bán. Ngoài ra, về phía người mua nên chủ động trao đổi với ngân hàng phương án giữ lại 1 phần giá trị đảm bảo khi nhận hàng đúng thoả thuận sẽ thanh toán phần còn lại.
Như vậy, trong bài viết này trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu VinaTrain đã gửi tới bạn đọc cách đọc hiểu L/C xuất nhập khẩu. Đây là kỹ năng rất quan trọng bạn cần biết để thực hiện công việc trong giao dịch ngoại thương.
Bạn đọc có thể tải về mẫu L/C để thực hành đọc hiểu 1 bản L/C tại đây
Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp chị Nhungvà độc giả hiểu rõ về thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Cách đọc hiểu nội dung L/C”.
Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm tổ chức thành công hơn 500 khoá học đào tạo nghề xuất nhập khẩu, logistics. Với đội ngũ cộng sự là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, logisitcs, hải quan. VinaTrain cam kết sẽ giúp bạn làm được nghề chỉ sau 1 khoá học.
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
Phương thức thanh toán L/C được sử dụng nhiều trong mua bán quốc tế được đánh giá bảo vệ quyền lợi cho cả doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, trách nhiệm của ngân hàng được phát huy tối đa. Vậy hình thức thanh toán L/C là gì, cần lưu ý gì khi sử dụng trong giao dịch để không phát sinh chi phí vẫn bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp. VinaTrain xin gửi tới bạn đọc bài viết chi tiết về phương thức thanh toán L/C, có thực sự an toàn?
Theo thời báo kinh tế (vneconomy.vn/):
Bản chất thư tín dụng – L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa các bên. Ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ, ít quan tâm đến hàng hóa. Điều này dẫn đến việc ngân hàng có thể chịu rủi ro mất trắng tài sản đảm bảo.
Điều này cho thấy phương thức thanh toán L/C có sự tham gia chặt chẽ của ngân hàng, quyền lợi của doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu được bảo vệ bởi bên thứ 3 là ngân hàng. Như vậy, rủi ro trong L/C không chỉ tới với người bán, người mua mà ngay cả ngân hàng cũng có thể mất trắng nếu chỉ quan tâm với việc thẩm định hồ sơ thanh toán L/C. Vậy hình thức thanh toán L/C là gì, được quy định như thế nào:
Mã tiền tệ (CURRENCY CODE) ghi theo hợp đồng và bao gồm 3 chữ cái theo tiêu chuẩn ISO.
Nếu trong hợp đồng điều khoản số lượng có dung sai (Tolerance) thì giá trị L/C (AMOUNT) hay số tiền phải thanh toán cũng phải ghi dung sai. L/C có thể hiện dung sai theo tỷ lệ phần trăm hoặc bằng khoản tiền lớn nhất mà người thụ hưởng được thanh toán. Theo UCP 600, nếu L/C không ghi mục này thì ngân hàng mở L/C được phép thanh toán cho bộ chứng từ có dung sai +/- 5%.
Ví dụ: USD 31728.48; Độ dung sai: 00/05: Nghĩa là cho phép số tiền thanh toán theo L/C dao động từ 30142.056 USD đến 31728.48 USD (nghĩa là L/C chỉ chấp nhận Invoice giảm 5% so với hợp đồng, không chấp nhận Invoice tăng.)
Phần này L/C sẽ ghi dựa trên bộ chứng từ mà người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu chuẩn bị theo hợp đồng. Đồng thời, ngân hàng cũng yêu cầu thêm một số quy định về chứng từ theo tập quán kiểm tra chứng từ ISBP.
Ví dụ: Một L/C quy định bộ chứng từ xuất trình như sau: