Bảng chữ cái Hangul được ví như viên gạch quan trọng để bạn xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc từ ban đầu, vì thế, việc nắm bắt và học thuộc bảng chữ cái rất quan trọng với người học tiếng Hàn. Với bài viết này, hãy cùng du học Hàn Quốc Thanh Giang tìm hiểu bảng chữ cái tiếng Hàn dịch tiếng Việt chuẩn nhất nhé!
Bảng chữ cái Hangul được ví như viên gạch quan trọng để bạn xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc từ ban đầu, vì thế, việc nắm bắt và học thuộc bảng chữ cái rất quan trọng với người học tiếng Hàn. Với bài viết này, hãy cùng du học Hàn Quốc Thanh Giang tìm hiểu bảng chữ cái tiếng Hàn dịch tiếng Việt chuẩn nhất nhé!
Nếu âm trước kết thúc bằng một phụ âm và âm sau bắt đầu bằng một nguyên âm thì phụ âm của âm trước sẽ được nối vào nguyên âm của âm sau nó.
Đây là cách phát âm cơ bản mà người học tiếng Hàn nào cũng bắt buộc phải biết đầu tiên.
저는이책을읽었어요 -> 저는이채글일거써요: Tôi đã đọc quyển sách này
ㄱ,ㄷ,ㅂ + ㄱ, ㄷ, ㅂ, ㅅ, ㅈ -> ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅆ, ㅉ: Nếu từ phía trước kết thúc bằng ‘ㄱ,ㄷ,ㅂ”, các từ phía sau bắt đầu bằng “ㄱ, ㄷ, ㅂ, ㅅ, ㅈ” thì các phụ âm này sẽ biến đổi thành các phụ âm đôi “ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅆ, ㅉ”
ㄹ + ㄱ -> ㄲ: Nếu từ phía trước kết thúc bằng “ㄹ”, các từ phía sau bắt đầu bằng “ㄱ” thì các phụ âm này sẽ biến đổi thành phụ âm đôi “ㄲ”
ㄴ, ㅁ + ㄱ, ㄷ, ㅈ -> ㄲ, ㄸ, ㅉ: Nếu từ phía trước kết thúc bằng “ㄹ”, từ phía sau bắt đầu băng “ㄱ, ㄷ, ㅈ” thì các phụ âm này sẽ biến đổi thành phụ âm đôi “ㄲ, ㄸ, ㅉ”
찜닭이좋아하는음식이에요 -> 찜딸기조아하는음시기에요: Gà hầm là món ăn yêu thích của tôi.
ㄹ + ㄷ, ㅅ, ㅈ -> ㄸ, ㅉ, ㅆ: Nếu từ phía trước kết thúc bằng “ㄹ + ㄷ”, từ phía sau bắt đầu bằng “ㄷ, ㅅ, ㅈ ” thì các phụ âm này sẽ biến đổi thành phụ âm đôi “ㄸ, ㅉ, ㅆ”
ㄹ+ ㄴ -> ㄹ+ ㄹ: Từ phía trước kết thúc bằng “ㄹ”và từ phía sau bắt đầu bằng “ㄴ” thì phụ âm bắt đầu của từ phía sau sẽ biến thành “ㄹ”
ㄴ+ ㄹ -> ㄹ+ ㄹ: Từ phía trước kết thúc bằng “ㄴ” và từ phía sau bắt đầu bằng “ㄹ” thì phụ âm kết thúc của từ phía trước biến thành “ㄹ”
ㄷ, ㅌ + 이 -> 지, 치: Phụ âm cuối của từ phía trước là “ㄷ, ㅌ” gặp từ phía sau là “이” thì thành “지, 치”
Phụ âm kết thúc của từ phía trước là “ㅎ” gặp nguyên âm thì “ㅎ” không được phát âm
ㄱ, ㄷ+ ㅎ -> ㅋ, ㅌ: Từ phía trước kết thúc bằng “ㄱ, ㄷ” và từ phía sau bắt đầu bằng “ㅎ” thì phụ âm bắt đầu của từ phía sau sẽ phát âm thành “ㅋ, ㅌ”
ㅎ+ ㄱ, ㄷ -> ㅋ, ㅌ: Từ phía trước kết thúc bằng “ㅎ” và từ phía sau bắt đầu bằng “ㄱ, ㄷ” thì phụ âm bắt đầu của từ phía sau sẽ biến thành “ㅋ, ㅌ”
Từ ghép có nguyên âm “의” bắt đầu âm tiết thứ nhất đọc thành “의”
Từ ghép có nguyên âm “의” ở vị trí âm tiết thứ 2 đọc thành “이”
Trợ từ sở hữu “의” đọc thành “에”
나의가방이에요 -> 나에가방이에요: Là cặp của tôi.
Nếu “의” đi kèm với phụ âm thì đọc thành “이”
Từ phía trước kết thúc bằng nguyên âm (không có patchim) và từ phía sau bắt đầu bởi các phụ âm kép ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅆ, ㅉ thì chúng ta xuống giọng ở âm tiết thứ nhất và nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai
ㄱ+ ㄴ,ㅁ => ㅇ: Từ phía trước kết thúc bằng “ㄱ” và từ phía sau bắt đầu “ㅁ, ㄴ” thì phụ âm kết thúc của từ phía trước sẽ biến thành “ㅇ”
ㄷ+ㄴ=>ㄴ: Từ phía trước kết thúc bằng “ㄷ”và từ phía sau bắt đầu bằng “ㄴ” thì kết thúc phụ âm kết thúc của từ phía trước sẽ thành “ㄴ”
ㅂ+ㄴ => ㅁ: Từ phía trước kết thúc bằng “ㅂ” và từ phía sau bắt đầu bằng “ㄴ” thì phụ âm kết thúc của từ phía trước biến thành “ㅁ”
ㅇ,ㅁ+ ㄹ=> ㄴ: Từ phía trước kết thúc bằng “ㅇ, ㅁ”và từ phía sau bắt đầu bằng “ㄹ” thì kết thúc phụ âm bắt đầu của từ phía sau sẽ thành “ㄴ”
ㄱ,ㅂ +ㄹ => ㅇ,ㅁ+ ㄴ: Từ phía trước kết thúc bằng “ㄱ, ㅂ” và từ phía sau bắt đầu bằng “ㄹ” thì phụ âm kết thúc của từ phía trước sẽ biến thành “ㅇ, ㅁ” và phụ âm bắt đầu của từ phía sau biến thành “ㄴ”
Trên đây là bảng chữ cái tiếng Hàn dịch tiếng Việt chuẩn nhất cho người học. Việc nắm vững bảng ghép chữ này sẽ giúp bạn học tiếng Hàn nhanh và hiệu quả hơn. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
Bài viết cùng chủ đề học tiếng Hàn - du học Hàn Quốc
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn
Như các bạn đã biết, tiếng Hàn hiện nay là một trong những ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới. Mặt khác, Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, và việc học tiếng Hàn đã được đưa vào hệ thống giáo dục chính quy ở bậc đại học từ những năm 2000 trở đi. Trải qua nhiều năm phát triển, hiện nay tiếng Hàn đã rất phổ biến ở Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng đã đưa tiếng Hàn vào danh sách ngoại ngữ 1, theo đó, tiếng Hàn sẽ được đưa vào giảng dạy ở các cấp tiểu học, THCS, THPT của nước ta từ năm 2021 trở đi.
Không chỉ nhu cầu học tiếng Hàn ngày càng gia tăng ở trong nước, mà rất nhiều gia đình Việt Nam hướng cho con em mình đi du học tại Hàn Quốc. Trung tâm du học Hàn Quốc ACES tự hào là một trong những trung tâm du học uy tín nhất trong việc làm thủ tục hồ sơ giấy tờ cho các bạn học sinh có nguyện vọng đi du học tại Hàn Quốc. Một trong những lợi thế lớn nhất của Trung tâm du học Hàn Quốc ACES nằm ở lĩnh vực giáo dục, khi ACES sở hữu đội ngũ giáo viên chất lượng cao đến từ các trường đại học danh tiếng như Đại học Hà Nội (HANU), Đại học Thăng Long, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Phenikaa.
Học tiếng Hàn không chỉ giúp các bạn học sinh chúng mình biết thêm một ngôn ngữ mới, mà nó còn là chìa khóa hướng tới thành công trong tương lai, khi mà tiếng Hàn ngày càng được coi trọng. Chỉ cần thông thạo tiếng Hàn, nhất là sở hữu cho mình bằng TOPIK (Kỳ thi năng lực tiếng Hàn) thì các bạn sẽ có cơ hội sở hữu nhiều học bổng giá trị lên tới 100% học phí của các trường đại học Hàn Quốc, học bổng toàn phần bao gồm học phí và sinh hoạt phí như học bổng chính phủ Hàn Quốc GKS, học bổng nghiên cứu GSIS, học bổng KOICA, học bổng giáo sư, v.v... cũng như cơ hội làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia ở Việt Nam và Hàn Quốc.
Do đó, trong bài viết này Trung tâm du học Hàn Quốc ACES xin giới thiệu tới các bạn học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng Hàn, và quá trình sáng tạo của tiếng Hàn. Mời các bạn cùng theo dõi:
Tiếng Hàn là ngôn ngữ chính thức của các quốc gia trên Bán đảo Triều Tiên (bao gồm Đại Hàn Dân Quốc – Hàn Quốc và Cộng hòa DCND Triều Tiên – Bắc Hàn). Xét trên khía cạnh số lượng người sử dụng, có khoảng 80 triệu người sử dụng tiếng Hàn như một ngôn ngữ chính thức. Trong đó, khoảng 50 triệu người ở Đại Hàn Dân Quốc và khoảng 20 triệu người ở CHDCND Triều Tiên, và khoảng 6 triệu Hàn kiều tại Trung Quốc (người dân tộc Triều Tiên - 조선족), Mỹ, Nhật Bản, Nga, Việt Nam, v.v… Xét về khía cạnh người sử dụng thì tiếng Hàn được đánh giá là ngôn ngữ đứng vào hàng thứ 20 trên thế giới.
Cộng đồng dân tộc thiểu số Triều Tiên tại Đông Bắc Trung Quốc (có dân số 2~3 triệu người) và Nga (vài trăm ngàn người) là những cộng đồng lớn, có sự ảnh hưởng qua lại với hai cộng đồng lớn nhất là Hàn Quốc và Bắc Hàn, nên sự phát triển của tiếng Hàn ở các cộng đồng này nhận được sự chú ý và được nghiên cứu về mặt học thuật bởi các nhà ngôn ngữ học, xã hội học.
Ngày 9 tháng 10 hàng năm được lấy làm ngày kỷ niệm chữ Hangeul
Cùng với sự phát triển đột phá về kinh tế-xã hội của Hàn Quốc, tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Đặc biệt là làn sóng Hàn Quốc (Korean Wave - 한류) với trung tâm là các idol, nhóm nhạc nam nữ nổi tiếng, tài tử điện ảnh, thậm chí là nghệ sĩ hài từ những năm 2000 trở lại đây đã giúp cho tiếng Hàn ngày càng được biết đến trên toàn thế giới. Số lượng người nước ngoài học tiếng Hàn ngày một tăng, đồng thời số lượng du học sinh nước ngoài đến Hàn Quốc du học cũng gia tăng đáng kể so với các giai đoạn trước đó.
Tiếng Hàn được gọi là 한국어 (Hangugeo - 韓國語 - Hàn Quốc ngữ) hay 한국말 (Hangukmal - 韓國말 - Hàn Quốc tiếng) ở Đại Hàn Dân Quốc. Trong khi đó, ở CHDCND Triều Tiên (Bắc Hàn) thì 조선어 (Chosŏnŏ - 朝鮮語 – Triều Tiên ngữ) hay 조선말 (Chosŏnmal - 朝鮮말 – Triều Tiên tiếng) được sử dụng để chỉ tiếng Hàn. Cộng đồng người gốc Hàn ở Nga thì gọi tiếng Hàn là 고려말(Goryeomal - 高麗말 - Cao Ly tiếng). Ở Việt Nam thì các tên gọi như 'tiếng Hàn', 'Hàn Quốc học', 'du học Hàn Quốc' phổ biến hơn hẳn, hầu như không có ai sử dụng các tên gọi 'tiếng Triều Tiên', dù rằng ở giai đoạn trước thập niên 1990, Việt Nam đã từng có nhiều thế hệ lưu học sinh được cử đi Bắc Hàn học tập và trở về.
2. QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO CỦA CHỮ HANGEUL
Khi học tiếng Hàn, các bạn sẽ được học bảng chữ cái tiếng Hàn trước tiên, còn gọi là chữ Hangeul (Hangeul hay Hangul - 한글). Chữ Hangeul là hệ thống chữ cái của tiếng Hàn được vua Sejong (세종대왕) và các học giả vương triều Joseon (Triều Tiên – triều đại phong kiến cuối cùng của Hàn Quốc) sáng tạo ra vào thế kỷ 15. Vua Sejong (Sejong The great, 세종대왕 - Thế Tông Đại vương) là vị vua thứ 4 của triều đại Triều Tiên - triều đại phong kiến cuối cùng của Hàn Quốc (1392-1897). Ông trị vì 32 năm và được biết đến như là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Về mặt lịch sử, trước khi chữ Hangeul ra đời, thì người dân Hàn Quốc đã phải sử dụng hệ thống chữ Hán (한자 - Hanja) của người Trung Quốc. Do sự hạn chế của chữ Hán (số lượng chữ quá nhiều, cấu trúc phức tạp, khó học) dẫn đến việc bất tiện trong việc sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, vua Sejong đã sáng tạo ra một hệ thống ký tự dễ học, phù hợp với âm đọc của tiếng Hàn, gọi đó là Hangeul. Vua Sejong cùng với các học giả trong Điện Tập Hiền (집현전) đã nghiên cứu để sáng tạo ra Hangeul từ năm 1443, sau đó đến năm 1446 thì bảng chữ cái tiếng Hàn được chính thức công bố.
Bức tượng vua Sejong đặt tại quảng trường Gwanghwamoon
Và để tưởng nhớ công lao to lớn của vua Sejong, ngày 9/10 hàng năm được lấy làm ngày Hangeul – thường được biết đến với tên gọi Hangul Day (한글날) để tưởng nhớ công ơn sáng tạo ra chữ Han của vua Sejong. Ngày Hangul Day được tổ chức tại cả Hàn Quốc và Bắc Hàn. Tuy nhiên, với sức ảnh hưởng của Hàn Quốc trên trường quốc tế, các tổ chức của chính phủ Hàn Quốc có mặt tại nước ngoài như Viện Văn hóa Hàn Quốc (한국문화원), quỹ Korean Foundation đã hợp tác với các cơ quan chức năng và các trường đại học, cao đẳng, THPT, v.v... để cùng tổ chức ngày Hangul tại nhiều nước trên thế giới. Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á với số lượng người nói tiếng Hàn đông đảo luôn là một trong những quốc gia tích cực nhất tham gia các event được tổ chức trong khuôn khổ lễ hội Hangul Day.
Vào năm 1997, Hangeul (bảng chữ cái tiếng Hàn) đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Hangeul không đơn giản chỉ là một hệ thống chữ viết, mà đó còn là niềm tự hào của toàn bộ dân tộc Triều Tiên nói chung. Ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, có tượng đài vua Sejong khổng lồ, được đặt ngay quảng trường Gwanghwamun (광화문). Bức tượng được biết đến là nặng 20 tấn. Bức tượng này là địa điểm viếng thăm rất nổi tiếng ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc), và dưới chân bức tượng là một bảo tàng rất hiện đại về vua Sejong và Hangeul.
Chữ Hangeul khi mới sáng tạo ra, được gọi là Huấn dân chính âm (훈민정음), có nghĩa là dạy dân âm đúng. Chữ Hangeul là hệ thống chữ biểu âm, được chia thành nguyên âm và phụ âm. Vào thời kỳ ban đầu, Hangeul có 17 phụ âm và 17 nguyên âm. Đến ngày nay, hệ thống chữ Hangeul được cấu thành bởi 40 ký tự, trong đó có 19 phụ âm và 21 nguyên âm. Các phụ âm như ㆆ (여린히읗, 된이응), ㆁ (옛이응, 꼭지이응), ㅿ(반시옷,ㆍ(아래아) hiện nay đã không còn được sử dụng nữa. Phụ âm của chữ Hangeul được tạo lập theo nguyên lý tượng hình và nguyên lý thêm nét. Thực tế chỉ có 5 phụ âm cơ bản (ㄱ, ㄴ, ㅁ, ㅅ, ㅇ) được tạo thành dựa trên việc quan sát hình dáng của cơ quan phát âm. 12 phụ âm còn lại được hình thành bằng cách thêm nét vào các phụ âm cơ bản tùy theo độ mạnh nhẹ của âm.
Nguyên âm được tạo thành trên cơ sở tam tài: thiên, địa, nhân và nguyên lý âm dương. Các nguyên âm như ‘∙’, ‘ㅡ’, ‘ㅣ’ được coi là nguyên âm cơ bản, còn các nguyên âm khác được hình thành bằng cách kết hợp từ 3 nguyên âm nói trên. Trong đó, ‘∙’ được coi là hình tròn của trời (하늘), ‘ㅡ’ là hình bằng phẳng của đất (땅), ‘ㅣ’ là dáng đứng của con người (사람).
Cùng Trung tâm du học Hàn Quốc ACES khám phá các chủ đề liên quan đến tiếng Hàn, văn hóa Hàn, showbiz Hàn Quốc các bạn nhé. Cám ơn quý vị và các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau nhé.
Tháng 5 năm 1941, chính quyền thực dân dựng một đài tưởng niệm tại một góc nhỏ phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm, cạnh đền Bà Kiệu. Đó là một tấm bia đá cao 1,7m, rộng 1,1m, dày 0,2m, trên có khắc, bằng các thứ chữ Quốc ngữ, Hán và Pháp, công đức của linh mục dòng Tên Alexandre de Rhodes. Tin này được tờ «Tri Tân», số 13 Tháng 6 năm 1941, thông báo như sau: "…Ông Alexandre de Rhodes đã sống lại với dân Hà Thành trong lễ khánh thành đài kỷ niệm ông. Buổi lễ được tổ chức trong bầu không khí trang nghiêm và cảm động…Ngày nay, chữ Quốc ngữ được coi là rường cột của tiếng ta, đó là lý do vì sao chúng ta không thể không cảm ơn chân thành người đã phát minh ra nó, ông Alexandre de Rhodes." (Le courrier du Viêt Nam)
Tuy nhiên, sự tôn vinh đối với giáo sĩ dòng Tên nổi tiếng không thể là thứ cây có thể che rừng. Ngoài Alexandre de Rhodes, điều cần phải làm rõ là vai trò của những người truyền giáo đối với ngôn ngữ học. Thật vậy, ở Việt Nam, cũng như ở phần lớn các nước họ đến truyền giáo, họ không chỉ giới hạn vào việc thuyết giảng và phiên dịch lời Thiên Chúa. Họ còn lập nên những cột mốc quan trọng không thể bỏ qua trong lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt.
Xin trở lại với Alexandre de Rhodes. Ông có "phát minh" chữ Quốc ngữ hay không? Cho dù vai trò của ông là nổi bật đi chăng nữa, chúng ta cũng phải thấy rằng ông chỉ là một mắt xích trong một sợi xích. Chúng tôi sẽ chứng minh luận điểm của mình theo ba phần. Sau khi điểm lại một cách vắn tắt cuộc đời và những chuyến đi của Alexandre de Rhodes, chúng tôi sẽ liệt kê những đóng góp chính của ông qua tác công trình từ điển học cùng vai trò của những người tiền bối, những linh mục dòng Tên Bồ Đào Nha. Phần thứ ba sẽ phân tích quá trình phổ biến của chữ Quốc ngữ với tư cách một hệ thống ký âm tiếng Việt.
Alexandre de Rhodes sinh tại Avignon, ngày 15 tháng 3 năm 1591, trong gia đình một nhà buôn tơ lụa gốc gác từ làng Calatayud xứ Aragon. Những người Marranos này chạy trốn Toà án dị giáo và đến tị nạn tại Avignon, khi đó là đất của Giáo Hoàng và tiếp nhận người Do Thái. Giống như nhiều người đứng đầu các gia đình Do Thái cải đạo sang Công giáo, cha của Alexandre đổi họ từ Rueda thành Rode, sau thành de Rode và cuối cùng là de Rhodes.Năm 1609, khi 18 tuổi, Alexandre de Rhodes đến Roma. Ngày 14 tháng 4 năm 1612 ông gia nhập Compagnie de Jésus (Hội Ái hữu Thiên Chúa). Tại đó, ông trau dồi kiến thức về các ngôn ngữ cổ (Latin, Hy Lạp và Do Thái), học tiếng Italia và toán học.
Ông dự định đi truyền đạo ở Nhật Bản, và tháng 10 năm 1618 rời Roma đến Lisbon, bấy giờ là cửa biển chính vào châu Âu của những người Đông Ấn. Trong khi chờ lên đường, ông học tiếng Bồ Đào Nha. Ngày 04 tháng 4 năm 1619, ông khởi hành trên chiếc tàu "Thánh Thérèse" để đến Goa. Trong số bốn trăm hành khách trên tàu còn có những nhà truyền giáo dòng Tên khác như Jérôme Majorica, tác giả nhiều văn bản Kitô giáo viết bằng chữ Nôm (thứ chữ Việt lấy cảm hứng từ chữ tượng hình Trung Quốc), nhà truyền giáo ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ.
Con tàu vượt qua mũi Hảo Vọng ngày 20 tháng 7 năm 1619 và đến đảo Goa ngày 9 tháng 10 cùng năm. Ở đó, Alexandre de Rhodes được tiếp đón bởi các giáo sĩ dòng Tên đã định cư ở Goa từ khi Francis Xavier cập bến vào năm 1542. Ông lưu lại hai năm rưỡi tại Goa và Salsette, nơi ông bị ốm nặng. Tại đó, ông gặp giáo sĩ dòng Tên người Pháp Etienne de la Croix người đã dạy ông ngôn ngữ địa phương: tiếng Kanara hay còn gọi là Canarin. Ngày 12 tháng 4 năm 1622, ông lại tiếp tục hải trình đến Nhật Bản. Ông đến Malacca ngày 28 tháng 7 năm 1622 và phải chờ đợi gần chín tháng trước khi lại có thể tiếp tục ra khơi.
Ngay sau khi đến Macao ngày 29 tháng 5 năm 1623, ông bắt đầu học tiếng Nhật. Nhưng do các cuộc đàn áp Kitô giáo ở Nhật Bản tăng lên và nước này ngày càng bế quan tỏa cảng kể từ năm 1612, cấp trên quyết định chuyển ông đến một xứ khác: Đại Việt, nơi các cha cố Francesco Buzomi (1576-1639) và Diego Carvalho đã lập một hội truyền giáo (mission) từ năm 1615 tại Turan (Đà Nẵng).
Sau khi trải qua 18 tháng giữa Ma Cao và Quảng Đông, de Rhodes cùng năm nhà truyền giáo dòng Tên khác, trong đó có Gabriel de Matos, cập cảng Faifo (Hội An), một hải cảng lớn của phần đất mà ông gọi là Cochinchine (Nam Kỳ), ở phía nam Turan. Đây là một trung tâm kinh tế lớn, giao thương với Nhật Bản và Bồ Đào Nha. Ông đến vào tháng 3 năm 1626 và trong vài tháng đã học tiếng Việt đủ để giảng đạo. Ngày 12 tháng 3 năm 1627, cùng giáo sĩ dòng Tên Pedro Marques, Alexandre de Rhodes đến Bắc Bộ. Ông được bề trên cử đi giúp đỡ giáo sĩ dòng Tên người Ý Giuliano Baldinotti vốn gặp khó khăn trong việc học tiếng Việt. Nhà thờ đầu tiên ở Bắc Bộ được xây dựng gần Thanh Hóa. Tuy nhiên, việc giảng đạo chẳng bao lâu bị gián đoạn vì xung đột, lý do là các nhà truyền giáo phản đối chế độ đa thê và giới quan lại lan truyền tin đồn rằng họ là gián điệp. Alexandre de Rhodes bị quản thúc tại Hà Nội vào tháng Giêng 1630, sau đó bị Chúa Trịnh Tráng, dưới áp lực của các vương phi, trục xuất vào tháng 5. Không thể quay lại Nam Kỳ, nơi còn bất lợi hơn đối với các Kitô hữu, bởi họ có thể bị nghi là gián điệp của Đàng Ngoài, Alexandre de Rhodes trở lại Macao, nơi trong vòng gần 10 năm ông dạy thần học luân lý.
Giữa 1640 và 1645, de Rhodes dẫn đầu bốn chuyến đi đến Nam Kỳ (từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1640; từ tháng 12 năm 1640 đến tháng 7 năm 1641; từ tháng 1 năm 1642 đến tháng 9 năm 1643; từ tháng 1 năm 1644 đến tháng 7 năm 1645). Hầu hết thời gian, ông phải làm việc bí mật vì sự thù ghét của chính quyền địa phương. Bị trục xuất khỏi Nam Kỳ ngày 3 tháng 7 năm 1645, ông đến Macao hai mươi ngày sau đó. Để xin thêm trợ giúp của Tòa Thánh, Hội truyền giáo Châu Á (Missions d'Asie) đề nghị Alexandre de Rhodes đi Roma. Trước khi đi, ông dạy tiếng An Nam cho những người kế nhiệm là Carlo della Roca và Metello Sacano.
Rời Macao ngày 20 tháng 12 năm 1645 cùng một Kitô hữu trẻ người Trung Quốc, mãi đến ngày 27 tháng 6 năm 1649, sau nhiều trắc trở ông mới đến được Roma. Tại Roma, ông mô tả cho Vatican tình hình của Giáo Hội ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ và cầu xin Vatican hỗ trợ thành lập hội truyền giáo thuộc Propaganda Fide (Cơ quan Tuyên truyền Đức tin). Ông biện hộ cho việc hình thành giới giáo sĩ địa phương và vận động bổ nhiệm một giám mục in partibus (giám mục giữa lương dân) cho Nam Kỳ và Bắc Kỳ, nhằm đối chọi lại padroado (sự bảo hộ) của Bồ Đào Nha đang thống trị ở đó về tôn giáo và chính trị.
Ông rời Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 với nhiệm vụ do Cơ quan Tuyên truyền giao phó là tìm người và kinh phí cần thiết để hoàn thành sứ mệnh của mình. Ông đi Piedmont và Thụy Sĩ, sau đó đến Paris vào tháng 1 năm 1653. Tại đây ông gặp Cha Jean Bagot, một giáo sĩ dòng Tên có quan hệ rất rộng trong giới cầm quyền, người từng làm lễ xưng tội cho vua Louis XIV. Ông tuyển mộ trong số các môn đệ của Cha Bagot một số tình nguyện viên đi Bắc Kỳ và Nam Kỳ, đặc biệt trong đó có François Pallu, người sẽ là một trong ba vicaires apostoliques (khâm mạng tòa thánh) được Giáo Hoàng bổ nhiệm năm 1658 cho các sứ mệnh ở châu Á, hành động khởi đầu cho việc thành lập Missions Étrangères de Paris (MEP, Hội truyền giáo hải ngoại Paris). Mặt khác, Compagnie du Saint-Sacrement (Hội Ái hữu Saint-Sacrement), được Anne d'Autriche, Saint Vincent de Paul và Bossuet hỗ trợ, cung cấp kinh phí cần thiết dự án của Alexandre de Rhodes. Nhưng dự án này có nguy cơ gây bất hòa giữa Giáo Hoàng, vua Bồ Đào Nha và Compagnie de Jésus. Bị thất sủng, ông được gửi đến Ba Tư vào tháng 11 năm 1654, nơi ông nhanh chóng học ngôn ngữ địa phương. Ông qua đời tại đây vào tháng 11 năm 1660.
Những chặng dừng chân trên các hành trình là cơ hội để Alexandre de Rhodes học ngoại ngữ. Alexandre de Rhodes biết 12-13 thứ tiếng: ngoài tiếng Pháp và tiếng Provencal, những thứ tiếng mẹ đẻ, ông còn biết các thứ tiếng Latin, Hy Lạp, Italia và có lẽ cả tiếng Do Thái, tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Canarin, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư và tiếng Việt, tất cả "ông gần như đều thông thạo." (Cadière, 1915, tr. 239) Alexandre de Rhodes là người khiêm tốn. Đến Việt Nam, ông thú nhận sự lúng túng của mình: "Thú thật là khi tôi đến Nam Kỳ và nghe tiếng nói của người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, tôi cảm thấy như nghe tiếng chim hót líu lo và tôi mất hết hy vọng có ngày học được thứ tiếng ấy." (Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions, 1854, tr. 79). Ông khiêm tốn, nhưng thật ra ông có năng khiếu học ngoại ngữ "dễ dàng một cách thần kỳ." (Cadière, 1915, tr. 239). Ông không chậm trễ trong việc làm chủ thứ tiếng như chim hót líu lo ấy: "Tôi ghi lòng tạc dạ việc này: Tôi học hàng ngày chăm chỉ hệt như trước đây học thần học ở Roma, và ý Chúa là sau bốn tháng, tôi đã có thể nghe hiểu những lời xưng tội, sau sáu tháng, tôi có thể giảng đạo bằng tiếng Nam Kỳ, công việc tôi sẽ tiếp tục làm trong nhiều năm." (Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions, 1854, tr. 67) Như vậy, Cha de Rhodes đã được chuẩn bị "để lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa, trong tiếng An Nam". (Cadière, 1915, tr. 239)
2. Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ
Các cuốn “Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum” và “Catechismus Pro iis qui volunt suscipere Batismum”, xuất bản ở Roma năm 1651, trên thực tế, là hai tác phẩm nền tảng và không thể thay thế, đặt cơ sở cho việc ký âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh và ngoài ra còn cho chúng ta biết được hình trạng tiếng Việt thế kỷ XVII cùng sự tiến hóa của nó. Trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung vào cuốn từ điển.
Alexandre de Rhodes đã soạn cuốn từ điển khi nào? Không nghi ngờ gì nữa, trong những lần ông đến Việt Nam. Nhưng khoảng thời gian bảy năm ông ở xứ này luôn bị ngắt quãng bởi những lần đến rồi đi, từ giã rồi trở lại. Nếu lưu ý thêm rằng ông còn bị thúc bách bởi nhiệm vụ tổ chức truyền đạo và ông thường xuyên phải sống ở trong trạng thái bí mật hoặc nửa bí mật, một hoàn cảnh rất bất lợi cho công việc nghiên cứu ngữ nghĩa học, chúng ta có thể giả định, như Mục sư Bordreuil, rằng có lẽ ông đã làm cuốn từ điển trong thời gian khá dài tại Ma Cao, từ 1630 đến 1640: "Mặc dù ông không nói rõ trong các tác phẩm của mình, chúng tôi tin rằng Cha de Rhodes đã tận dụng khoảng mười năm yên ổn về tâm trí, nếu không phải để viết, thì ít nhất cũng là để đặt nền tảng cho hai cuốn sách quan trọng đối với Ki tô hữu An Nam và các nhà truyền giáo, chúng tôi muốn nói đến cuốn giáo lý và cuốn từ điển của ông. " (Bordreuil, tr. 79) Mặt khác, thời gian ở Roma cho phép ông thực hiện thành công việc thu xếp tài chính để xuất bản tác phẩm của mình.
Cha Lèopold Cadière, người rất am hiểu vấn đề, nhấn mạnh vốn hiêu biết tiếng An Nam sâu sắc của ông: "Mọi điều liên quan đến tiếng An Nam, phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Kỳ đều không phải là bí mật đối với ông... Ông còn cho chúng ta biết về thực trạng của tiếng An Nam cổ, những phong tục, tập quán ngày nay không còn và những thông tin mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác... Thêm nữa, về nghĩa của các từ, cuốn sách là một sự đảm bảo tuyệt đối, những khái niệm ngữ pháp ông thêm vào cuốn từ điển cho thấy ông hiểu biết sâu sắc về cấu trúc đôi khi rất phức tạp và tinh tế của cú pháp An Nam" (Cadière, 1915, tr. 238-39)
Cuốn “Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio”,phần tóm tắt ngữ pháp tiếng An Nam gồm 31 trang ở cuối, "đưa ra một tổng quan vắn tắt về sự vận hành của tiếng An Nam. Ông dành 6 trong số 8 chương để bàn đến vấn đề từ loại trong tiếng Việt." (Bref aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien,tr. 143). Các chương này là:
- Chữ và âm tiết trong tiếng An Nam (Chương 1)
- Dấu thanh và các dấu của các nguyên âm (Chương 2)
- Danh từ, tính từ và phó từ (chương 3)
- Các thành tố bất biến trong tiếng Việt (Chương 7)
- Một số thành tố của cú pháp (Chương 8)
Alexandre de Rhodes bám rất sát “thực tiễn ngôn ngữ của người An Nam trong các tầng lớp xã hội khác nhau." (Bref aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien, tr. 149) Nhưng ông đã ép cú pháp tiếng Việt vào cái khuôn khổ cứng nhắc của cú pháp Latinh: "Ta có thể tìm thấy những khái niệm ngữ pháp được sử dụng để mô tả tiếng Latin như cách, thì, thể, số, giống, và các giới từ. Trên thực tế đó là ngữ pháp tiếng Latin mở rộng, với khuôn khổ đã đông cứng từ nhiều thế kỷ, được áp đặt để mô tả một ngôn ngữ mới. (Bref aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien, tr. 50) Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã phê phán quan điểm này và cho rằng ông không công bằng với các đặc điểm của cú pháp tiếng Việt.
Để soạn cuốn từ điển của mình, có lẽ Alexandre de Rhodes đã dựa vào những công trình ký âm Latinh tiếng Nhật (Romanji) đầu tiên của Yajiro, một người Nhật Bản cải đạo giữa thế kỷ XVI, tuy nhiên những tiền bối thực sự của ông là các linh mục dòng Tên người Bồ Đào Nha. Trong thông báo gửi độc giả cuốn từ điển, chính Alexandre de Rhodes cũng thừa nhận rằng ông chịu ơn những người tiền bối. Ông nói rằng ông đã làm việc trên cơ sở cuốn từ điển Việt-Bồ Đào Nha của Gaspar de Amaral và cuốn từ điển Bồ Đào Nha-Việt của Antonio Barbosa. Nhưng người thầy trước hết của ông là Francisco de Pina, cũng là một người Bồ Đào Nha. Từ năm 1622, Pina đã phát triển một hệ thống ký âm dùng chữ cái áp dụng cho ngữ âm và thanh điệu tiếng Việt, đã soạn một văn tuyển và bắt đầu viết một cuốn sách ngữ pháp (Roland, tr. 37) Năm 1624, Pina mở trường dạy tiếng Việt đầu tiên cho người nước ngoài, hai sinh viên trong số đó là Antonio de Fontes và ... Alexandre de Rhodes.
Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi các quy ước ký âm của chữ Quốc ngữ cho thấy ảnh hưởng của tiếng Bồ Đào Nha, điều chắc chắn không phải không có liên quan đến thực tế là giữa 1615 và 1788, trong số 145 linh mục dòng Tên tại Việt Nam có 74 người Bồ Đào Nha, trong khi chỉ có 30 người Ý, 5 người Pháp và 4 người Tây Ban Nha. Thật vậy, bảng chữ cái tiếng Việt là một sự áp dụng vào tiếng Việt bảng chữ cái được sử dụng trong các ngôn ngữ Roman của những nhà truyền giáo. Để biểu hiện các thanh điệu, họ sử dụng các ký hiệu trong tiếng Hy Lạp. Trong bảng ký âm này, Nguyễn Phú Phong, tiếp theo AG Haudricourt, nhấn mạnh ảnh hưởng của tiếng Bồ Đào Nha. Các phụ âm có nguồn gốc Bồ Đào Nha, đó là “gi”, “ch”, “x”, “nh”, còn các nguyên âm, đó là “â”, “ê”, “ô”. (A.G Haudricourt, tr. 61, Nguyễn Phú Phong, tr. 13-17)
Các nhà truyền giáo dòng Tên người Bồ Đào Nha và Alexandre de Rhodes đã phát triển hệ thống chữ Việt dùng chữ cái, nhưng điều đó không có nghĩa là họ bỏ qua chữ Nôm. Hoàn toàn trái lại. Chữ nôm được họ sử dụng rộng rãi để truyền bá phúc âm dưới hình thức giáo lý, Thánh tích, các sách trích lời Thánh. Tên nhà truyền giáo người Ý Girolamo Majorica xuất hiện dưới 48 công trình khác nhau, tổng cộng 4200 trang [1]. Trên thực tế, như Jacques Roland đã nhấn mạnh, hệ thống chữ viết Latinh hóa trước hết là để giảng đạo và phục vụ công việc của nhà truyền giáo: "Nó cho họ một phương tiện tiếp cận khá thuận tiện với ngôn ngữ nói; nó cũng cung cấp một phương tiện trao đổi trí tuệ và giao tiếp bằng văn bản với những giới lãnh đạo người Việt của cộng đồng Kitô hữu, những người buộc phải học thứ chữ mới vì mục đích đó. Tình trạng phổ biến rất hạn chế của chữ Quốc ngữ thay đổi hết sức chậm cho đến giữa thế kỷ XVII. Khi đó, thứ chữ viết dùng chữ cái bắt đầu lan ra trong các cộng đồng Kitô giáo, có lẽ vì lý do an toàn đối lại với chính sách chống dị giáo và có lẽ cũng vì dễ sử dụng. (Jacques, tr. 51)
Nhưng trên thực tế sự sáng tạo chữ Quốc ngữ không chỉ do công sức của các nhà truyền giáo châu Âu. Họ đã không thể hoàn thành được công việc này nếu không có sự giúp đỡ của những người Kitô giáo Việt Nam, những giáo lý viên (les catéchistes), những giáo hữu (les frères) và tất nhiên, các linh mục (les prêtres). Chính họ cũng là những người chúng ta phải chịu ơn với tư cách là tác giả của những tác phẩm văn xuôi đầu tiên ở Việt Nam viết bằng ngôn ngữ "nôm na" và phiên âm bằng ký tự Latin: Lịch sử An Namcủa Bento Thien (1659), Sổ ghi nhớ và chép công việc do nhà truyền giáo dòng Tên Philippe Binh viết tại Lisbonne (1822). Vai trò quan trọng của các học giả Việt Nam trong toàn bộ công trình ngữ âm học này đã bị bỏ qua một cách bất công. Các cộng tác viên bản địa thường không được nhắc đến. Chỉ có một vài bằng chứng cho thấy sự hợp tác này. Francisco de Pina đã được giúp đỡ bởi một học giả trẻ người Việt có tên thánh là Pero, một "nhà văn giỏi chữ Hán bậc nhất" (Roland, tr. 3). Alexandre de Rhodes bày tỏ lòng biết ơn bằng những lời cảm động: "Giúp tôi là một cậu bé bản địa tuyệt vời, người đã dạy tôi trong ba tuần tất cả các thanh điệu của tiếng Việt và cách phát âm tất cả các từ. Cậu không biết ngôn ngữ của tôi, tôi cũng không biết thứ tiếng của cậu, nhưng cậu có một trí thông minh tuyệt vời khiến cậu ngay lập tức hiểu những gì tôi định nói. Và trên thực tế, chỉ trong ba tuần ấy, cậu ta đã biết đọc biết viết thứ chữ của chúng tôi và biết phục vụ thánh lễ. Tôi rất kinh ngạc trước sự lanh lợi và trí nhớ của cậu”. (Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions, 1854, tr. 89) Còn Tổng giám mục Pigneau de Behaine, người đã viết từ điển của mình ở Pondicherry, khoảng giữa tháng 6 năm 1772 và tháng 6 năm 1773, thì được sự giúp đỡ của tám học giả Nam Kỳ.
3. Từ Sứ mệnh truyền giáo đến sự phổ biến chữ Quốc ngữ
Pigneaux de Behaine là thành viên Missions Étrangères de Paris. Trên thực tế, chính các giáo sĩ của Hội truyền giáo hải ngoại là những người kế cận các giáo sĩ dòng Tên, tiếp tục phát triển chữ Quốc ngữ. Cuốn “Dictionnarum Annamitico-Latinum” của Pigneau de Behaine là cuốn từ điển đầu tiên bao gồm các ký tự Latinh và chữ Nôm không có trong cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes. Bằng cách hợp lý hóa hệ thống phụ âm và thanh điệu, ông điều chỉnh, sửa chữa và làm phong phú thêm cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes. Đức Cha Tabert sử dụng bản viết tay cuốn từ điển của Pigneau de Behaine và cho in năm 1838 tại Serampore, Bengale, dưới nhan đề “Dictionarium annamitico latinum”. Trong cuốn từ điển này, "sự đóng góp của Đức Cha Tabert không xác định rõ được... chứa khoảng 10.000 mục từ, mô tả chi tiết các nghĩa khác nhau của mỗi từ." (Moussay, tr. 2)
Trong năm 1868, Cha Legrand de la Liraye cho in cuốn “Dictionnaire élémentaire Annamite-Français” (Từ điển cơ sở An Nam-Pháp). Cuốn từ điển An Nam-La tinh của Đức Cha Tabert được chỉnh lý và hoàn thiện bởi Đức Cha Joseph Theurel, khâm mạng tòa thánh (vicaire apostolique) vùng Tây Bắc Kỳ, nhưng ông qua đời vào năm 1868, trước khi hoàn thành dự án. Cha Charles Lesserteur hoàn thành nốt công việc và công bố cuốn từ điển tại Nhà xuất bản của Mission de Ke-So, năm 1877. Cha Génibrel, thành viên MEP, xuất bản cuốn từ điển lớn của ông, “Dictionnaire Annamite-Français” (Từ điển An Nam-Pháp) năm 1898. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1928, nhiều nhà truyền giáo thuộc MEP công bố một loạt các cuốn từ vựng nhỏ: như những cuốn của Cha Ravier, Dronet, Pilon, Barbier, Masseron. Năm 1937 xuất hiện cuốn từ điển đồ sộ Dictionnaire Annamite-Chinois-Français (Từ điển An Nam-Trung Hoa –Pháp) của Cha Hue, thuộc MEP (Moussay, tr. 3)
Công trình từ vựng học của các nhà truyền giáo được tôn vinh bằng việc xuất bản vào năm 1957 cuốn Dictionnaire Vietnamien-Chinois-Français của Cha Eugene Gouin. Cuốn từ điển được tái bản năm 2002 bởi Nhà You Feng, đến nay vẫn được dùng để tham chiếu, mặc dù các từ điển gần đây nhất đã cập nhật sự tiến hóa của tiếng Việt viết và nói. Cần phải nhắc thêm các cuốn ngữ pháp, các sách và nhiều bài báo nghiên cứu ngữ âm và ngôn ngữ học. Như vậy, nếu các nhà truyền giáo ít dịch tác phẩm văn học, ngoại trừ cổ tích, thì họ đã rèn giũa đa số các công cụ dịch thuật. Ngoài các nhà truyền giáo, chúng ta phải thừa nhận sự đóng góp đáng kể của Georges Cordier, người đã xuất bản vào năm 1930 cuốn “Dictionnaire annamite-français à l’usage des élèves et des annamitisants”.
Chữ Quốc ngữ cũng được lọc qua cộng đồng Công giáo, vốn có thiên hướng hợp tác với những kẻ chinh phục, đặc biệt là các tác phẩm của hai học giả lớn, Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) và Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898). Huỳnh Tịnh Của, Ðốc phủ sứđầu tiên của tỉnh, đã dịch các sắc lệnh của chính quyền Sài Gòn ra tiếng Việt, phổ biến chữ Quốc ngữ trên tờ báo tiếng Việt dùng chữ Quốc ngữ đầu tiên, tờ “Gia Định Báo”, xuất bản các truyện cổ và thần thoại sưu tầm trong khoảng 1880 – 1887 và soạn một cuốn từ điển tiếng Việt, vào năm 1897, phỏng theo từ điển tiếng Pháp. Nhưng một trong những đại kiến trúc sư của sự truyền bá chữ Quốc ngữ là Trương Vĩnh Ký. Nổi tiếng là một thiên tài đa ngữ, ông học tiếng Xiêm, tiếng Miến Điện, tiếng Lào, tiếng Cambodia, tiếng Trung Quốc ở Xiêm; học tiếng Nhật, tiếng Hindi, tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh, tiếng Bồ Đào Nha, và tiếng Pháp tại Chủng viện Pénang, Singapore. Năm 1863, với tư cách là thư ký kiêm thông dịch viên, ông cùng với phái đoàn của Phan Thanh Giản đến Paris để xin chuộc lại ba tỉnh đã nhượng cho Pháp. Khi trở về, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường thông ngôn và giáo sư Trường hậu bổ. Trong số trước tác đồ sộ của con người đa tài ấy - sử gia, nhà tiểu luận nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ và dịch giả - chúng ta chú ý trước hết đến cuốn sách ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên do một người Việt viết (1863); cuốn “Petit dictionnaire franco-annamite” (Tiểu từ điển Pháp-An Nam); các bản phiên âm Quốc ngữ một số kiệt tác văn học chữ Nôm, như Kim Vân Kiều, Phan Trần, và Lục Vân Tiên; một số tác phẩm tự sự văn xuôi, đặc biệt là “Đông kinh du ký”, xuất bản năm 1887.
Về tiểu thuyết, cũng trong quỹ đạo của Công giáo, ta thấy xuất hiện, "câu chuyện hiện đại đầu tiên khai thác cái tôi, viết bằng văn xuôi, sử dụng chữ Quốc ngữ theo lối phương Tây, trong đó mô tả các nhân vật của đương thời với cuộc sống nội tâm, gia đình và xã hội." [2] Đó là “Truyện Thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản, do J. Linage xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1887. Chủ đề, bối cảnh và nhân vật đều liên quan đến Ki tô giáo: nhân vật chính, Lazarô Phiền, trốn tránh trong cuộc sống tôn giáo sau khi lầm tin vào một lá thư, giết chết cô vợ trẻ và người bạn thân nhất của mình [3].
Trong nửa đầu của thế kỷ XX sự đóng góp của các tác giả người Việt ngày càng tăng, vượt xa giới Ki tô hữu. Đặc biệt cần phải nhắc đến: Buu-Can, với “Hán Việt thành ngữ”(Hà Nội, 1933), Do-van-Dap, với “Từ điển Hán - An Nam” (Nam Định, 1933), Đào Duy Anh, “An Nam-Pháp từ điển”, có chua chữ Hán các thuật ngữ Hán Nôm (Hà Nội, 1936), Long-Dien Nguyễn Văn Minh, “Từ điển điển tích văn học sắp xếp theo bảng chữ cái” (Hà Nội, 1941), Hoàng Xuân Hãn, “Từ vựng khoa học”(Sài Gòn, 1948); Dao Văn Tien, “Từ vựng khoa học” (Paris, 1945), Đào Văn Tập, “Từ điển tổng hợp Việt Pháp” (Sài Gòn, 1950), Đào Văn Tập, “Từ điển tổng hợp Pháp-Việt Nam” (Sài Gòn, 1950), Lê Bá Kông, “Từ điển Anh-Việt” (Hà Nội, 1950), Lê Bá Kông, “Từ điển Việt-Anh” (Hà Nội, 1950), Đào Văn Tập, “Từ điển tiếng Việt”(Sài Gòn, 1951), Trần Văn Hiệp, “Từ điển Trung-Việt” (1951); Thanh-Nghị, “Từ điển Việt-Pháp” (Sài Gòn, 1952); Dao Dang Vi, “Từ điển Pháp-Việt” (Sài Gòn, 1952). (Moussay, tr. 8)
Những công cụ ngôn ngữ học này rất hữu ích cho những kẻ thực dân. Thật vậy, những kẻ thực dân có nhu cầu thực tế phải học ngôn ngữ của dân thuộc địa và đào tạo thông dịch viên, những người làm trung gian cho họ. Để làm việc này, họ dựa vào các nhà truyền giáo. Trên thực tế, Trường Thông ngôn Sài Gòn, mà kể từ năm 1861 đã nhận hàng nghìn học sinh, chỉ là một biến thể của Trường trung học Adran nơi các nhà truyền giáo giảng dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Latinh cho khoảng 40 học sinh [4]. Cùng năm đó, tức chỉ ba năm sau sự can thiệp của Pháp, viên sĩ quan hải quân Gabriel Aubaret xuất bản, bằng chữ Quốc ngữ, cuốn Từ vựng Pháp-An Nam và An Nam-Pháp, và sau đó là Ngữ pháp tiếng An Nam, năm 1867. Tiếng Pháp đã thế chỗ tiếng Latinh, nhưng tính chất công cụ của công cuộc này vẫn còn nguyên. Trong viễn kiến này, như Paulin Vial, Giám đốc Nội vụ Nam Kỳ, đã nhấn mạnh, việc sử dụng chữ Hán là một trở ngại cho hoạt động của chính quyền thuộc địa và sự giao tiếp giữa người Pháp và người Việt: “Ngay từ những ngày đầu, chúng ta đã nhận thấy rằng chữ Hán là một rào cản giữa chúng ta và dân bản địa; việc áp dụng lối viết dùng chữ cái giúp chúng ta hoàn toàn thoát khỏi rào cản đó; chữ Hán gây khó khăn cho việc chuyển tải đến người dân các khái niệm khác nhau cần thiết cho họ, ở mức độ phù hợp với tình hình chính trị và xã hội mới." [5] Ngoài ra, ngày 22 tháng 02, 1869, Chính quyền Nam Kỳ ra một nghị định, bắt buộc sử dụng chữ Quốc ngữ trong các văn bản hành chính.
Ngoại trừ các cơ quan của chính quyền thuộc địa và những người có liên quan bằng cách này hay cách khác, chữ Quốc ngữ ban đầu bị người Việt từ chối. Đối với một số nhà nho yêu nước, đó là chữ của quân xâm lược, tức bọn dã man. Một trong số họ, ông Nguyễn Bá Học (1857-1921), trước khi trở thành một trong những cây bút hay nhất của tạp chí Nam Phong, trong tình thế buộc phải học chữ Quốc ngữ để xin việc, đã trải nghiệm cảm giác xấu hổ: "Nói chung tôi không dám đọc thành tiếng; hễ có khách đến nhà, tôi vội vàng giấu cuốn sách vào túi như thể giấu một cuốn sách bí mật, hay sách cấm – đó là cuốn học vần, có bảng 24 chữ cái Latin”. [6]
Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XX, hàng loạt yếu tố đã thúc đẩy những người yêu nước Việt Nam biến chữ Quốc ngữ thành một công cụ đấu tranh giành độc lập dân tộc. Việc ký kết Hiệp định Patenôtre (1884) công nhận quyền cai trị của Pháp trên toàn cõi Việt Nam và cái chết của Phan Đình Phùng (1895) đánh dấu sự kết thúc cuộc kháng chiến của các quan lại triều đình, dẫn đến sự xuất hiện của một thế hệ các nhà yêu nước mới, trong đó hai lãnh tụ là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, những người đã làm quen với tác phẩm của Descartes, Montesquieu, Voltaire và Rousseau qua các bản dịch chữ Hán và được truyền cảm hứng mới từ Tân thư của các nhà cải cách Trung Hoa như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Việc Nhật Bản đánh bại Trung Quốc (năm 1895) và Nga (năm 1905) đã thúc đẩy Phan Bội Châu phát động phong trào "Đông Du”, bí mật đưa sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản để theo học trong các “trường Tây” của người Nhật. Nhưng sau thỏa thuận Pháp-Nhật, các sinh viên này bị trục xuất. Phan Châu Trinh thì đề cao các nguyên tắc của Cách mạng Pháp trong cuộc đấu tranh chống thực dân. Hai cụ "Phan" cùng một nhóm nhà Nho, với tinh thần hiện đại hóa và phê pháp Tân Nho giáo - bị coi là phản bội học thuyết của Khổng Tử - mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục vào năm 1907. Trường này dạy miễn phí chữ Quốc ngữ và thúc đẩy việc hiện đại hóa văn hóa Việt Nam. Sau chín tháng tồn tại, trường bị chính quyền thuộc địa giải thể, những người lãnh đạo, tham gia và ủng hộ bị bắt giam, đặc biệt là bị đày ra Côn Đảo. Nhưng triết lý và phương pháp của trường đã lan rộng như dầu loang trên cả nước. Từ nay, chữ Quốc ngữ, hiện đại hóa và độc lập là không thể tách rời: "Được rửa tội bởi bàn tay của những chí sĩ yêu nước, chữ Quốc Ngữ không còn là chữ của họ (tức là của người Pháp, những linh mục Công giáo), mà trở thành con đẻ của tiếng Việt và từ nay được nhân dân Việt Nam yêu mến và tôn trọng." (Nguyễn Văn Hoàn, tr. 82)
Chiến thắng của chữ Quốc ngữ cũng liên quan chặt chẽ tới sự biến mất của chế độ Khoa cử ba năm một lần, một cách tuyển dụng quan lại truyền thống của Việt Nam. Từ thời Tự Đức, các kỳ thi không còn được tổ chức tại Nam Kỳ. Hai kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Nam Định (1915) và Huế (1919). Việc xóa bỏ chế độ khoa cử không những thúc đẩy sự suy tàn của chữ Hán, mà còn phản ánh một sự thay đổi văn hóa sâu sắc: "Các cuộc thi thơ phú từ đây phải cạnh tranh với các chương trình học mới, và dần dần mất giá, bởi vì này càng ít có ích lợi để tiến thân trong xã hội mới." (Brocheux, Hémery, tr. 218)
Các nhà Nho thức thời cũng là những người ủng hộ mạnh mẽ chữ Quốc ngữ: "Đến lượt mình, các nhà Nho Việt Nam cũng coi chữ Quốc ngữ như một công cụ hữu hiệu để phổ biến Tư tưởng mới, Sách báo mới và giáo khoa mới cho dân chúng ... Sự tiếp nhận chữ Quốc ngữ đi đôi với việc phổ biến các tác phẩm mang tinh thần hiện đại xuất bản với trọng trách và trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa và giáo dục." (Trịnh Văn Thảo, tr. 207) Tác phẩm nghiên cứu tổng hợp đầu tiên về văn minh phương Tây, “Văn Minh Tân học sách”, được xuất bản chính với logich như thế (Trịnh Văn Thảo, tr. 208)
Việc tiếp nhận chữ Quốc ngữ của người Việt không thể tách rời phong trào xóa nạn mù chữ. Theo David Marr, trong khoảng giữa năm 1920 và 1940, có 88 cuốn sách học vần khác nhau được công bố, tổng cộng 364 lần in, với 3,7 triệu bản. (Trích theo Phạm Đán Bình, tr.135) Những cuốn sách này không chỉ nhằm phổ biến chữ Quốc ngữ, mà còn để chống nạn mù chữ. Năm 1926, theo Georges Garros, cũng được trích dẫn bởi Phạm Đán Bình (tr.135), chỉ có 20.000 học sinh trong số ba triệu trẻ em ở độ tuổi đi học. Năm 1938, để khắc phục sự kém cỏi của chính quyền, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ được thành lập và đến khoảng năm 1945 đã tuyển dụng 1971 giáo viên cho 59 827 người học và phân phát 175 000 cuốn học vần (Phạm Đán Bình, tr.136) Chiến dịch chống nạn mù chữ đã được phát triển rộng rãi nhờ Mặt trận Cách mạng (Việt Minh). "Từ tháng 9 năm 1945 và tháng 12 năm 1946, Bình dân học vụ đã huy động 95.665 giảng viên tình nguyện để dạy đọc và viết cho 2.520.678 người. Đến cuối năm 1958, có thể khẳng định rằng 93,4% dân số các vùng đồng bằng, ở độ tuổi từ 12 đến 50, đã thoát nạn mù chữ”. (Phạm Đán Bình, tr.136).
Chữ Quốc ngữ, như vậy, đã trở thành phương tiện chuyên chở của hiện đại hóa và bản sắc dân tộc: "Một hình ảnh phổ biến trong dân chúng thể hiện cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là con một nhà Nho yêu nước, đứng cạnh bảng đen, dạy trẻ em nông thôn đọc và viết chữ Quốc ngữ. Chữ Nôm bị xóa dần cho đến khi biến mất hoàn toàn, còn thứ chữ của những nhà truyền giáo và người Pháp đã trở thành chữ viết duy nhất của mọi người Việt Nam: "chữ Quốc ngữ”. Được sử dụng trong mọi lĩnh vực, chữ Quốc ngữ đã được tôn vinh như là phương tiện chuyên chở ý thức hệ”. (Jacques, tr. 51)
Để kết thúc bài viết này, chúng ta hãy trở lại với Alexander của Rhodes và sự công nhận ngày càng tăng của chính quyền Việt Nam về vai trò của ông. Thật vậy, sau năm 1945, sự chối bỏ thời kỳ thuộc địa đã dẫn đến sự phủ nhận sự nghiệp của Alexandre de Rhodes, "Sự Latinh hóa văn bản được coi là một hành động chính trị thù địch, một ý đồ phá hủy cấu trúc văn hóa nhằm chia rẽ văn hóa cộng đồng quốc gia và áp đặt sự thống trị nước ngoài." (Jacques Roland, tr. 24)
Theo logich này, đài tưởng niệm Alexander de Rhodes đã bị gỡ bỏ: "Thật không may, cái đài tưởng niệm ấy đã biến mất vào một ngày cách đây khoảng ba mươi năm. Ai đã gỡ nó? Không ai biết! Một hành động chính trị hay một sự phá hoại đơn thuần, bí ẩn ấy vẫn chưa được sáng tỏ. Vậy đó, tấm bia, mặc dù khá lớn, đã biến khỏi bệ... Một lần người ta nhìn thấy nó trong một hiệu chữa khóa, nơi nó được dùng làm...đe. Sau đó, một nhà buôn chè dùng nó để bầy hàng – thật tiện để vừa uống trà vừa học! Một số người thậm chí còn nhìn thấy nó bên bờ sông Hồng…Vào những năm 1980, tại khoảng không gian dành cho Alexandre de Rhodes mọc lên một tượng đài cách mạng trắng tinh khôi tuyệt đẹp, tôn vinh những người yêu nước: ba pho tượng người chiến sĩ cỡ lớn, một trong số đó là phụ nữ. Trên bệ, có dòng chữ: "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh." (Le courrier du Việt Nam)
Phải đến năm 1993 Alexander de Rhodes mới được phục hồi danh dự. Năm đó, Câu lạc bộ sử gia đã tổ chức nói chuyện về Alexander Rhodes và Giáo sư Nguyễn Lân đã nhắc đến đài tưởng niệm giáo sĩ người Pháp. Theo ông, đáng lẽ không nên phá đài kỷ niệm ấy. “Le courrier du Viêt Nam” dùng từ « enlèvement” (gỡ bỏ): “Hành động này cho thấy một nhận thức thiển cận, sự thiếu hiểu biết về lịch sử và, dù sao đi chăng nữa, cũng không xứng đáng với truyền thống của dân tộc ta. Alexandre de Rhodes, chẳng phải là ông đã làm việc cho người Việt Nam hay sao? Chữ Quốc ngữ, thứ chữ dễ học hơn nhiều so với chữ tượng hình, đã giúp phần lớn dân chúng tiếp cận tri thức và thông tin... Và nhà truyền giáo cũng là một nhà nhân văn chủ nghĩa, gần gũi với dân chúng." (Le courrier du Việt Nam).
Đã đến lúc trả lại cho Alexander de Rhodes không gian kỷ niệm tại trung tâm thủ đô nước Việt. Giáo sư Nguyễn Lân đề xuất để xây dựng một bức tượng bán thân ở công viên Tao Đàn ở phía trước cửa trường Đại học Dược Hà Nội. Nhưng cũng có thể đặt lại tấm bia cũ bây giờ đang được lưu trữ trong kho của Ban quản lý các di tích lịch sử và du lịch thủ đô. Năm 1995, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức một hội thảo chuyên đề về cuộc đời và sự nghiệp của nhà truyền giáo người Pháp. Trong lời phát biểu của ông về đóng góp của giáo sĩ dòng Tên người Pháp tại Việt Nam, TS. Nguyễn Duy Quý kết luận: "Chúng tôi dự định đặt tấm bia cũ trong khuôn viên Thư viện Quốc gia. Chúng tôi cũng muốn khôi phục lại tên của nhà truyền giáo nổi tiếng cho một đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh đã bị đổi tên vài thập kỷ trước... (Le courrier du Viêt Nam)
Như vậy, công lao của Alexandre de Rhodes đã được chính quyền Việt Nam công nhận thỏa đáng.
Ngô Tự Lập dịch (từ tiếng Pháp)