Việc xác định chính xác ngành nghề hoạt động để đăng ký đúng mã ngành nghề kinh doanh theo quy định là rất quan trọng. Đây không chỉ là ngành nghề mà công ty sẽ hoạt động sau này mà còn liên quan đến việc xuất đúng hóa đơn với từng mã ngành nghề đã đăng ký khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Anh chị có thể tham khảo nội dung chi tiết của các mã ngành nghề kinh doanh thuộc Nhóm ngành nghề CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO PHẦN 1 – Từ mã 1010 – 1920 hiện hành qua bài biết dưới đây để biết với ngành nghề hoạt động hiện tại thì công ty phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh nào mới đúng luật.
Việc xác định chính xác ngành nghề hoạt động để đăng ký đúng mã ngành nghề kinh doanh theo quy định là rất quan trọng. Đây không chỉ là ngành nghề mà công ty sẽ hoạt động sau này mà còn liên quan đến việc xuất đúng hóa đơn với từng mã ngành nghề đã đăng ký khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Anh chị có thể tham khảo nội dung chi tiết của các mã ngành nghề kinh doanh thuộc Nhóm ngành nghề CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO PHẦN 1 – Từ mã 1010 – 1920 hiện hành qua bài biết dưới đây để biết với ngành nghề hoạt động hiện tại thì công ty phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh nào mới đúng luật.
Chế biến, chế tạo gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản phẩm mới, mặc dù không phải là tiêu chí duy nhất để định nghĩa chế biến (xem chế biến rác thải dưới đây). Vật liệu, chất liệu, hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai thác mỏ hoặc quặng cũng như các sản phẩm khác của hoạt động chế biến. Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hóa cũng được xem là hoạt động chế biến. Các đơn vị trong ngành chế biến này bao gồm nhà xưởng, nhà máy hoặc xưởng sản xuất sử dụng máy và thiết bị thủ công. Các đơn vị chế biến sản phẩm bằng thủ công tại nhà bán ra thị trường các sản phẩm làm ra như may mặc, làm bánh cũng bao gồm trong nhóm ngành này. Các đơn vị chế biến ở đây còn bao gồm các hoạt động xử lý vật liệu hoặc ký kết với các đơn vị chế biến khác về vật liệu của họ. Cả hai loại hình của các đơn vị này đều là hoạt động chế biến.
Đầu ra của quá trình sản xuất có thể được coi là hoàn thiện dưới dạng là sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng hoặc là bán thành phẩm và trở thành đầu vào của hoạt động chế biến tiếp theo. Ví dụ: Đầu ra của quá trình tinh luyện alumina là đầu vào của sơ chế ra aluminum, sản phẩm aluminum sơ chế là đầu vào của các nhà máy kéo sợi aluminum, sản phẩm sợi aluminum là đầu vào của quy trình sản xuất sợi tổng hợp…
Hoạt động lắp ráp được coi là chế biến chỉ là những hoạt động lắp ráp gắn liền với quá trình tạo ra sản phẩm của ngành chế biến. Ngành này bao gồm lắp ráp các sản phẩm, bán thành phẩm của nhà máy hoặc các bộ phận cấu thành.
Sản xuất các bộ phận cấu thành và các chi tiết, phụ tùng chuyên dụng kèm theo máy móc thiết bị, theo quy tắc được phân loại vào cùng một nhóm máy móc thiết bị có chi tiết phụ tùng kèm theo nó. Sản xuất các bộ phận cấu thành và các chi tiết, phụ tùng không chuyên dụng của máy móc thiết bị ví dụ như: Động cơ, pitông, môtô điện, lắp ráp điện, van xe đạp, các bộ phận lắp ráp kèm theo được phân vào các nhóm sản xuất thích hợp mà không cần xem máy móc, thiết bị mà các linh kiện này lắp ráp thành. Tuy nhiên, việc sản xuất bộ phận cấu thành riêng và bộ phận kèm theo bằng cách đúc hoặc đổ vật liệu nhựa được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic). Hoạt động lắp ráp các bộ phận cấu thành nên sản phẩm sản xuất được xem là một hoạt động sản xuất. Nó bao gồm lắp ráp các sản phẩm sản xuất từ các bộ phận đi mua hoặc tự sản xuất.
Tái chế rác, tức là chế biến rác thành nguyên liệu thô thứ sinh phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu). Mặc dù hoạt động này có thể liên quan đến thay đổi mặt lý tính và hoá tính nhưng nó không được coi là một phần của hoạt động sản xuất. Mục đích đầu tiên của các hoạt động này là xử lý hoặc chế biến rác thải và chúng được phân vào ngành E (Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải). Tuy nhiên, sản xuất các sản phẩm mới cuối cùng (ngược với nguyên liệu thô thứ sinh) được phân vào sản xuất kể cả khi các quá trình này sử dụng rác thải làm đầu vào. Ví dụ: Sản xuất bạc từ phim ảnh đã qua sử dụng được coi là quá trình sản xuất.
Sửa chữa và bảo dưỡng chuyên môn máy móc, thiết bị của ngành công nghiệp, thương mại và các ngành tương tự phân vào ngành 33 (Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị). Tuy nhiên, sửa chữa máy tính và đồ dùng cá nhân và gia đình được phân vào ngành 95 (Sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình), còn sửa chữa mô tô, xe máy, các xe có động cơ khác tại garage được phân vào ngành 45 (Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).
Lắp đặt máy móc, thiết bị khi được thực hiện như một hoạt động chuyên môn được phân vào nhóm 33200 (Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp).
Lưu ý: Ranh giới giữa chế biến và các khu vực khác trong hệ thống phân loại là không rõ ràng như nguyên tắc chung, những hoạt động trong phần chế biến này bao gồm cả chuyển nguyên, vật liệu để tạo ra sản phẩm mới. Đầu ra là một sản phẩm mới. Tuy nhiên, định nghĩa cái gì tạo thành nên một sản phẩm mới có thể là hơi chủ quan.
Khi sàng lọc, những hoạt động sau được coi là công nghiệp chế biến, chế tạo của bảng phân ngành:
– Đóng chai, làm tiệt trùng sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa);
– Chế biến cá tươi (róc xương, lựa thịt các loài cá) hoạt động này không thực hiện trên tàu đánh cá được phân vào nhóm 1020 (Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản);
– In ấn và hoạt động liên quan được phân vào nhóm 181 (In ấn và dịch vụ liên quan đến in);
– Sản xuất bê tông và trộn bê tông được phân vào nhóm 23950 (Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao);
– Thuộc da được phân vào nhóm 15110 (Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú);
– Bảo quản gỗ được phân vào nhóm 1610 (Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ);
– Bộ mã điện, hộp số, bộ phận làm nóng kim loại và đánh bóng được phân vào nhóm 25920 (Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại);
– Xây dựng lại hoặc tái tạo máy móc, thiết bị (như động cơ ô tô) được phân vào nhóm 29100 (Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác);
– Đáp lại lốp xe được phân vào nhóm 22110 (Sản xuất săm, lốp cao su, đắp và tái chế lốp cao su).
Ngược lại, có một vài hoạt động mặc dù đôi khi tham gia vào các quá trình chuyển đổi lại được phân vào nhóm khác của bảng phân ngành, nói cách khác chúng không được phân vào ngành C (Công nghiệp chế biến, chế tạo), gồm:
– Hoạt động đốn gỗ được phân loại vào ngành A (Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản);
– Làm sạch các sản phẩm nông nghiệp được phân loại vào ngành A (Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản);
– Làm giàu quặng và các khoáng khác được phân loại vào ngành B (Khai khoáng);
– Hoạt động xây dựng công trình và hoạt động sản xuất tại mặt bằng xây dựng được phân loại vào ngành F (Xây dựng);
– Hoạt động dỡ hàng và phân chia thành nhiều lô hàng nhỏ bao gồm có đóng gói hàng hóa, hàng gói hoặc hàng đóng chai như là chất lỏng hoặc hoá học, giới thiệu với khách hàng trên máy tính, phân loại thành từng chi tiết một… đã được phân loại vào ngành G (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).
Ngành này gồm: Các hoạt động xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho con người và động vật. Nó còn bao gồm sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải là thực phẩm trực tiếp, các hoạt động tạo ra các phụ phẩm có giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn (ví dụ như da sống có từ giết mổ gia súc, bánh dầu từ sản xuất dầu).
Ngành này cũng gồm: Các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau như: thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay, cho động vật ăn, sản phẩm thực phẩm khác và đồ uống. Sản xuất có thể được thực hiện cho chính mình cũng như là cho bên thứ ba như trong giết mổ truyền thống.
Một vài hoạt động được xem như là sản xuất (ví dụ như chúng được thực hiện trong các hiệu bánh mỳ, cửa hàng bánh ngọt và các cửa hàng chế biến thịt,… nơi mà bán sản phẩm của họ) mặc dù có sự bán lẻ sản phẩm tại các cửa hàng của người sản xuất. Tuy nhiên, khi quá trình chế biến là rất nhỏ và không dẫn tới quá trình biến đổi thực sự được phân loại vào ngành G (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).
Sản phẩm thức ăn gia súc từ sản phẩm thải ra của giết mổ và các sản phẩm phụ được phân vào nhóm 10800 (Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản). Chế biến thức ăn và đồ uống bỏ đi thành nguyên vật liệu thô thứ hai được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu) và xử lý thức ăn và đồ uống bỏ đi của mã 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại).
Nhóm này gồm: Các hoạt động chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
– Chế biến món ăn sẵn đông lạnh từ thịt động vật và thịt gia cầm được phân vào nhóm 10751 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thịt);
– Chế biến súp có chứa thịt được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);
– Bán buôn thịt được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào);
– Đóng gói thịt được phân vào nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói).
– Hoạt động giết mổ bao gồm giết, mổ, đóng gói, bảo quản thịt: trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa, thỏ, các loại gia cầm, lạc đà…
– Hoạt động giết mổ cá voi trên đất liền hoặc trên tàu thuyền chuyên dùng;
– Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng nguyên con;
– Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng pha miếng;
– Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng từng phần riêng.
– Hoạt động chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu thuyền chuyên dùng;
– Sản xuất da sống và lông thú bắt nguồn từ hoạt động giết mổ kể cả từ những người buôn bán da lông thú;
– Chế biến lục phủ ngũ tạng động vật;
10109: Chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt
– Sản xuất thịt sấy khô, hun khói, ướp muối;
– Sản xuất sản phẩm thịt gồm: Xúc xích, pate, thịt dăm bông.
– Chế biến và bảo quản cá, tôm, của và loài thân mềm; làm lạnh, sấy khô, hun khói, ướp muối, ngâm trong nước muối, đóng gói…
– Sản xuất các sản phẩm cá, tôm cua và các loài động vật thân mềm; cá nấu chín, cá khúc, cá rán, trứng cá muối, phụ phẩm trứng cá muối…
– Sản xuất các thức ăn cho người hoặc súc vật từ cá;
– Sản xuất các thức ăn từ cá và các động vật sống dưới nước khác không dùng cho người.
– Hoạt động của các tàu tham gia việc chế biến, bảo quản cá;
– Chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu chuyên dùng được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
– Sản xuất dầu mỡ từ nguyên liệu thủy sản được phân vào nhóm 10401 (Sản xuất dầu, mỡ động vật);
– Sản xuất các món ăn chế biến sẵn từ thủy sản được phân vào nhóm 10752 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản);
– Sản xuất súp cá được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).
– Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản đông lạnh;
– Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp đông lạnh.
– Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản khô;
– Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp sấy, hun khói, ướp muối và đóng hộp.
Nhóm này gồm: Chế biến và bảo quản mắm từ cá và các động vật sống dưới nước khác.
Nhóm này gồm: Các hoạt động chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản chưa được phân vào đâu.
Sản xuất nước ép không cô đặc từ các loại rau và quả, không lên men và không chứa cồn.
– Sản xuất nước ép hỗn hợp từ rau và quả.
– Chế biến thực phẩm chủ yếu là rau quả, trừ các thức ăn đã chế biến sẵn để lạnh;
– Bảo quản rau, quả, hạt bằng phương pháp đông lạnh, sấy khô, ngâm dầu,…
– Chế biến mứt sệt, mứt đóng khuôn và mứt dạng nước (thạch hoa quả);
– Chế biến và bảo quản khoai tây như: chế biến khoai tây làm lạnh; chế biến khoai tây nghiền làm khô; chế biến khoai tây rán; chế biến khoai tây giòn và chế biến bột khoai tây;
– Chế biến thức ăn từ hạt và thức ăn sệt.
– Bóc vỏ hạt điều, bóc vỏ đậu phộng;
– Chế biến các thực phẩm cô đặc từ rau quả tươi;
– Sản xuất thực phẩm từ rau quả dễ hỏng làm sẵn như: sa lát, rau đã cắt hoặc gọt, đậu để đông.
– Chế biến bột hoặc thức ăn từ hạt khô được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô);
– Bảo quản quả và hạt trong đường được phân vào nhóm 10730 (Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo);
– Sản xuất các phần ăn sẵn từ rau được phân vào nhóm 10759 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác);
– Sản xuất các thực phẩm cô đặc nhân tạo được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).
– Các hoạt động chế biến, bảo quản dầu mỡ động, thực vật thô và tinh luyện.
– Nấu và lọc mỡ lợn và các mỡ động vật ăn được khác được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
– Xay bột ngô ẩm được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột);
– Sản xuất dầu thiết yếu được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu);
– Xử lý dầu và mỡ bằng phương pháp hoá học được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu).
– Sản xuất mỡ động vật, trừ nấu và lọc mỡ lợn và các loại động vật ăn được khác (gia cầm);
– Sản xuất dầu và dầu động vật không ăn được;
– Thực vật thô, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hướng dương, dầu hạt bông, dầu nho, dầu cải hoặc dầu mù tạc, dầu hạt lanh…
– Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các hạt có dầu chưa lấy dầu;
– Sản xuất dầu thực vật tinh luyện: Dầu ôliu, dầu đậu nành…
– Chế biến dầu thực vật: Luộc, khử nước, hiđrô hoá…
– Sản xuất chất phết bánh từ dầu thực vật;
– Sản xuất khô dầu, xơ bông và các sản phẩm phụ khác từ sản xuất dầu.
– Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hoá và / hoặc đã xử lý đun nóng;
– Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa;
– Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng, diệt khuẩn, đồng hoá;
– Sản xuất sữa làm khô hoặc sữa đặc có đường hoặc không đường;
– Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn;
– Sản xuất pho mát hoặc sữa đông;
– Sản xuất sữa chua lỏng (chất lỏng giống nước còn lại sau khi sữa chua đã đông lại);
– Sản xuất casein hoặc lactose;
– Sản xuất kem và các sản phẩm đá ăn được khác như kem trái cây.
– Sản xuất sữa thô (động vật lấy sữa) được phân vào nhóm 01412 (Chăn nuôi trâu, bò);
– Sản xuất sữa thô (cừu, ngựa, dê, lừa…) được phân vào nhóm 01442 (Chăn nuôi dê, cừu);
– Sản xuất sữa tách bơ và các sản phẩm bơ được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);
– Hoạt động cửa hiệu sản xuất kem được phân vào nhóm 5610 (Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác).
– Xay xát bột thô hoặc thức ăn từ rau củ, xay bột, làm sạch, đánh bóng gạo cũng như sản xuất bột hỗn hợp hoặc bột nhão từ các sản phẩm này.
Nhóm này cũng gồm: Sản xuất bột ngô ướt và rau quả sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột.
Nhóm này gồm: Hoạt động xay xát gạo: sản xuất gạo bằng cách tách vỏ trấu, xay xát, đánh bóng, luộc qua.
– Sản xuất bột thô: Sản xuất bột mỳ, yến mạch, thức ăn hoặc viên thức ăn từ lúa mỳ, lúa mạch đen, yến mạch, ngô và các hạt ngũ cốc khác;
– Xay rau: Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các loại đậu, các rễ thân cây hoặc các hạt ăn được khác;
– Chế biến đồ ăn sáng từ ngũ cốc;
– Sản xuất bột hỗn hợp hoặc bột đã trộn sẵn làm bánh mỳ, bánh quy và bánh ngọt.
– Sản xuất bột và thức ăn từ khoai tây được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);
– Sản xuất bột ngô ẩm được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột).
– Sản xuất tinh bột từ gạo, khoai tây, ngô…
– Sản xuất đường glucô, mật ong nhân tạo, inulin…
– Sản xuất bột sắn và các sản phẩm phụ của sắn;
– Sản xuất đường lactose (đường sữa) được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa);
– Sản xuất đường mía hoặc đường củ cải được phân vào nhóm 10720 (Sản xuất đường).
Nhóm này gồm: Sản xuất các loại thực phẩm khác nhau không thuộc các nhóm trên của ngành này.
Sản xuất các loại bánh, sản xuất đường và kẹo, sản xuất mỳ và các sản phẩm tương tự, các phần ăn sẵn, cà phê, chè và rau gia vị cũng như các thực phẩm đặc biệt và dễ hỏng.
Sản xuất các loại bánh từ bột như:
– Sản xuất bánh ngọt khô hoặc làm lạnh, bánh tươi;
– Sản xuất bánh mỳ dạng ổ bánh mỳ;
– Sản xuất bánh nướng, bánh ngọt, bánh pate, bánh nhân hoa quả…
– Sản xuất bánh quy và các loại bánh ngọt khô khác;
– Sản xuất sản phẩm ăn nhẹ (bánh bao, bánh ròn, bánh quy cây…) mặn hoặc ngọt;
– Sản xuất bánh ngọt làm lạnh: bánh mềm, bánh cuộn, bánh quế…
– Sản xuất các sản phẩm từ bột (mì ống) được phân vào nhóm 10740 (Sản xuất mỳ ống, mỳ sợi và các sản phẩm tương tự);
– Sản xuất khoai tây chiên được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);
– Nướng bánh dùng ngay được phân vào ngành 56 (Dịch vụ ăn uống).
– Sản xuất đường (sucrose), mật mía, đường củ cải và đường khác từ các cây khác có đường. Tinh lọc đường thô thành đường tinh luyện (RE). Sản xuất xi rô, mật nước tinh lọc được làm từ đường mía hoặc đường từ các cây khác có đường như đường củ cải, đường từ cây thích, đường từ cây thốt nốt;
Loại trừ: Sản xuất gluco, mật gluco, manto được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột).
– Sản xuất ca cao, dầu ca cao, bơ ca cao, mỡ ca cao;
– Sản xuất sôcôla và kẹo sôcôla;
– Sản xuất kẹo: kẹo cứng, sôcôla trắng, kẹo cao su, kẹo nu ga, kẹo mềm;
– Ngâm tẩm đường cho quả, hạt cây và các bộ phận của cây;
– Sản xuất kẹo có mùi thơm, kẹo dạng viên.
Loại trừ: Sản xuất đường sacaro được phân vào nhóm 10720 (Sản xuất đường).
– Sản xuất mì như mỳ ống, mỳ sợi kể cả đã được nấu, nhồi hoặc chưa;
– Sản xuất bột mỳ (nấu với thịt);
– Sản xuất mỳ đông lạnh hoặc mỳ đóng gói;
Loại trừ: Sản xuất súp mỳ được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa phân vào đâu).
Nhóm này gồm: Sản xuất các thức ăn và món ăn chế biến sẵn (đã chế biến và nấu chín) và được bảo quản (chẳng hạn bảo quản ở dạng đông lạnh hoặc đóng hộp). Các món ăn này thường được đóng gói và dán nhãn để bán lại, nhóm này không bao gồm món ăn tiêu dùng ngay như trong nhà hàng.
– Bán buôn thức ăn và món ăn đã chế biến được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào);
– Bán lẻ đồ ăn đã chế biến trong các cửa hàng được phân vào nhóm 4711 (Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp), nhóm 47210 (Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh);
– Các nhà thầu phục vụ bữa ăn trên máy bay được phân vào nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác).
– Sản xuất món ăn sẵn từ thịt (bao gồm thịt đóng hộp và thức ăn chuẩn bị sẵn trong các đồ đựng chân không);
– Sản xuất các món ăn sẵn từ thủy sản (bao gồm thủy sản đóng hộp và thức ăn chuẩn bị sẵn trong các đồ đựng chân không);
– Sản xuất các thức ăn sẵn khác (phục vụ bữa trưa, bữa tối);
– Sản xuất bánh pizza dạng đông lạnh.
– Sản xuất chiết xuất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm;
– Rang và lọc chất caphêin cà phê;
– Sản xuất các sản phẩm cà phê như: Cà phê hoà tan, cà phê pha phin, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc;
– Sản xuất các chất thay thế cà phê;
– Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: Đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn;
– Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạt và mù tạt;
– Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo;
– Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: Bánh sandwich, bánh pizza tươi.
– Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã);
– Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm;
– Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng;
– Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt;
– Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo;
– Sơ chế, làm sạch, sấy khô tổ yến;
– Sản xuất thực phẩm chức năng.
– Trồng cây gia vị được phân vào nhóm 0128 (Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm);
– Sản xuất inulin được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột);
– Sản xuất pizza đông lạnh được phân vào nhóm 10750 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn).
– Sản xuất rượu mạnh, bia, rượu vang và đồ uống nhẹ được phân vào ngành 11 (Sản xuất đồ uống);
– Sản xuất sản phẩm thực vật cho mục đích làm thuốc được phân vào nhóm 2100 (Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu).
– Sản xuất đồ ăn sẵn cho vật nuôi kiểng, bao gồm chó, mèo, chim, cá, v.v…
– Sản xuất đồ ăn sẵn cho động vật trang trại, bao gồm thức ăn cô đặc và thức ăn bổ sung;
– Chuẩn bị thức ăn nguyên chất cho gia súc nông trại.
Nhóm này cũng gồm: Xử lý phế phẩm của giết mổ gia súc để chế biến thức ăn gia súc.
– Sản phẩm thịt cá cho thức ăn gia súc được phân vào nhóm 1020 (Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản);
– Sản xuất bánh có dầu được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, bơ thực vật);
– Các hoạt động dẫn đến các sản phẩm phụ có thể dùng làm thức ăn gia súc mà không cần xử lý đặc biệt, ví dụ hạt có dầu được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, bơ thực vật), bã của hạt xay nghiền được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô).
Ngành này gồm: Sản xuất đồ uống như đồ uống không cồn và nước khoáng, sản xuất đồ uống có cồn chủ yếu thông qua lên men, bia và rượu, sản xuất đồ uống có cồn qua chưng cất.
– Sản xuất nước rau, quả được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);
– Sản xuất đồ uống có sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa);
– Sản xuất cà phê được phân vào nhóm 10770 (Sản xuất cà phê);
– Sản xuất chè được phân vào nhóm 10760 (Sản xuất chè).
– Sản xuất đồ uống có cồn được chưng cất hoặc pha chế các loại rượu mạnh: rượu whisky, rượu gin, rượu mùi, đồ uống hỗn hợp…
– Pha chế các loại rượu mạnh đã chưng cất;
– Sản xuất rượu mạnh trung tính.
– Sản xuất rượu êtilíc làm biến tính được phân vào nhóm 20114 (Sản xuất hoá chất hữu cơ cơ bản khác);
– Sản xuất đồ uống có cồn chưa qua chưng cất được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang) và nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia);
– Đóng chai, dán nhãn rượu được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của việc bán buôn và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.
– Sản xuất rượu từ chiết xuất của nho;
– Sản xuất đồ uống có cồn lên men nhưng không qua chưng cất như rượu sake, rượu táo, rượu lê, rượu mật ong, rượu hoa quả khác và đồ uống hỗn hợp chứa cồn;
– Sản xuất rượu vec mut và đồ uống tương tự.
– Sản xuất rượu không cồn và có độ cồn thấp.
– Sản xuất dấm được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);
– Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào) nếu công việc này là một phần của việc bán buôn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.
– Sản xuất rượu từ mạch nha như bia, bia đen;
– Sản xuất bia không cồn hoặc có độ cồn thấp.
Nhóm này gồm: Sản xuất nước khoáng thiên nhiên và nước đóng chai khác.
– Sản xuất đồ uống không cồn trừ bia và rượu không cồn;
– Sản xuất nước có mùi vị hoặc nước ngọt không cồn, có ga hoặc không có ga: nước chanh, nước cam, côla, nước hoa quả, nước bổ dưỡng…
– Sản xuất nước chiết từ rau quả được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);
– Sản xuất đồ uống từ sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa);
– Sản xuất cà phê được phân vào nhóm 10770 (Sản xuất cà phê);
– Sản xuất chè được phân vào nhóm 10760 (Sản xuất chè).
– Sản xuất rượu không cồn được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang);
– Sản xuất bia không cồn được phân vào nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia);
– Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của việc bán buôn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói), nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.
Ngành này gồm: Chế biến nông sản lá thuốc lá thành các loại sản phẩm thuốc lá, thuốc hút khác.
– Chế biến lá thuốc lá thành sợi thuốc lá;
– Sản xuất thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá như: thuốc lá điếu;
– Sản xuất thuốc lá đã được đồng hoá hoặc đã được chế biến.
– Trồng thuốc lá được phân vào nhóm 01150 (Trồng cây thuốc lá, thuốc lào).
– Sơ chế thô lá thuốc lá được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch).
– Sản xuất xì gà, thuốc lá hút tẩu, thuốc lá nhai, thuốc lá rê.
Ngành này gồm: Sản xuất sợi, dệt vải, hoàn thiện sản phẩm dệt, sản xuất các sản phẩm từ vải dệt, trừ quần áo (ví dụ đồ bằng vải dùng trong gia đình, khăn trải, thảm trải sàn, dây thừng…). Trồng sợi thiên nhiên được phân vào ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan), sản xuất sợi tổng hợp là quá trình hoá học được phân vào nhóm 20300 (Sản xuất sợi nhân tạo). Sản xuất sản phẩm may mặc được phân vào ngành 14 (Sản xuất trang phục).
Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm dệt, bao gồm các hoạt động như chuẩn bị, sản xuất sợi và dệt vải. Nó có thể được làm từ các nguyên liệu thô khác nhau như lụa, len, sợi nhân tạo hay từ động thực vật khác, từ giấy hay từ thủy tinh…
Nhóm này cũng gồm: Hoàn thiện sản phẩm dệt và may trang phục như tẩy trắng, nhuộm, may và các hoạt động tương tự.
– Chuẩn bị sợi dệt: quay và dệt sợi; tẩy nhờn và các-bon hoá len, nhuộm len lông cừu; trải len lông các loài động vật, thực vật và sợi tái tạo hoặc tổng hợp;
– Xe sợi và sản xuất sợi cho dệt hoặc may để buôn bán hoặc chế biến thêm;
– Sản xuất sợi, kết, cuộn, ngâm sợi tổng hợp hoặc sợi tái tạo;
– Sản xuất vải cotton rộng bản, vải len, vải lụa, vải lanh bao gồm cả sợi tái tạo hoặc tổng hợp;
– Công việc chuẩn bị được thực hiện gắn với nông nghiệp hoặc trang trại được phân vào ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan);
– Ươm các cây lấy sợi (đay, gai, lanh…) được phân vào nhóm 01160 (Trồng cây lấy sợi);
– Tỉa hột bông được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch);
– Sản xuất sợi tổng hợp hoặc nhân tạo, sản xuất sợi đơn (bao gồm sợi dai và sợi dùng dệt thảm) từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo được phân vào nhóm 20300 (Sản xuất sợi nhân tạo);
– Sản xuất sợi thủy tinh được phân vào nhóm 23103 (Sản xuất sợi thủy tinh và sản phẩm từ sợi thủy tinh).
– Sản xuất vải cotton khổ rộng bằng cách đan, tấm vải đan, thêu, bao gồm từ sợi nhân tạo hoặc tổng hợp;
– Sản xuất các tấm vải khổ rộng khác sử dụng sợi lanh, gai, đay và các sợi đặc biệt;
– Sản xuất vải len tuyết, viền, vải bông, gạc;
– Sản xuất tấm vải từ sợi thủy tinh;
– Sản xuất các tấm vải từ sợi các-bon và aramid;
– Sản xuất các tấm lông nhân tạo bằng cách dệt.
– Sản xuất vải phủ sàn bằng nguyên liệu dệt được phân vào nhóm 13930 (Sản xuất thảm, chăn đệm);
– Sản xuất nỉ và vải không dệt được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);
– Sản xuất các sản phẩm dệt khổ hẹp được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);
– Sản xuất sản phẩm dệt bằng cách đan, móc được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).
– Tẩy hoặc nhuộm vải dệt, sợi, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo;
– Hồ vải, nhuộm, hấp, làm co, chống co, ngâm kiềm vải, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo;
– Xếp nếp và các công việc tương tự trên sản phẩm dệt;
– Làm chống thấm nước, tạo lớp phủ, cao su hoá hoặc ngâm vải;
– In lụa trên trang phục và sản phẩm dệt.
Loại trừ: Sản xuất vải dệt được ngâm tẩm, phủ lớp cao su, cao su là thành phần chính được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su).
Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm được tạo ra từ vải dệt, ngoại trừ quần áo mặc, chẳng hạn như hàng dệt may sẵn, thảm và chăn mền, dây thừng, dây chão, vải dệt gối, và một số đồ trang sức…
– Sản xuất và gia công các sản phẩm vải len như:
+ Lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải đan trên máy Raschel và các máy tương tự,
+ Các loại vải bằng đan móc khác;
– Sản xuất sản phẩm giả da lông thú từ việc may đan.
– Thêu gia công trên vải, thêu các sản phẩm may mặc khác (trừ thêu trang phục).
– Sản xuất lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải màn dạng ren được đan từ máy Raschel hoặc từ các máy móc tương tự được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);
– Sản xuất quần áo, đồ trang sức trang điểm, đan, thêu được phân vào nhóm 14300 (Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc).
– Sản xuất sản phẩm dệt sẵn từ bất kỳ nguyên liệu dệt nào, kể cả vải len như:
+ Khăn trải giường, bàn hoặc bếp,
+ Chăn, chăn lông vịt, đệm ghế, gối và túi ngủ.
– Sản xuất các sản phẩm dệt may sẵn như:
+ Màn, rèm, mành, ga trải giường, tấm phủ máy móc hoặc bàn ghế,
+ Vải nhựa, lều bạt, đồ cắm trại, buồm, bạt che ô tô, che máy móc và bàn ghế,
+ Vải lau bụi, khăn lau bát, chén, đĩa và các đồ tương tự, áo cứu đắm, dù.
Loại trừ: Sản xuất hàng dệt dùng trong kỹ thuật được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu).
– Sản xuất tấm lát phủ sàn như: thảm tấm, chăn đệm, thảm lau chân;
– Sản xuất tấm phủ sàn dệt dạng nỉ có lỗ.
– Sản xuất thảm chùi chân từ nguyên liệu tết bện được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện);
– Sản xuất tấm phủ sàn từ nguyên liệu nhựa, cao su, tết bện được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện);
– Sản xuất vải sơn lót sàn nhà, tấm phủ sàn có mặt cứng được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic).
– Sản xuất dây thừng, dây chão, dây bện và dây cáp từ sợi dệt hoặc sợi tương tự, bất kể chúng được tẩm phủ tráng, bọc bằng cao su, plastic hay không;
– Sản xuất lưới đan từ dây chão, dây thừng, bện;
– Sản xuất các sản phẩm lưới hoặc dây chão; lưới đánh cá, lưới chắn thuyền, dây cáp, dây chão có lõi bằng kim loại, dây đeo, lót đệm…
– Sản xuất lưới tóc được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));
– Sản xuất dây kim loại được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu).
Hoạt động liên quan đến dệt hoặc sản phẩm dệt chưa được phân vào đâu trong ngành 12, 13.
– Sản xuất các sản phẩm tấm dệt khổ hẹp, bao gồm các tấm dệt sợi ngang không có sợi dọc được ghép với nhau thông qua chất kết dính,
– Sản xuất nhãn hiệu, băng rôn…
– Sản xuất đồ tỉa trang trí: vải viền, quả tua,
– Sản xuất màn tuyn và các màn bằng vải khác, sản xuất viền đăng ten cuộn, đăng ten mảnh, dải hoặc mẫu ten rời để trang trí,
– Sản xuất tấm dệt được tẩm, được phủ hoặc tráng nhựa,
– Sản xuất sợi kim loại hoá hoặc dây thừng và dây cao su có lớp nguyên liệu dệt phủ ngoài, sợi dệt được tráng, phủ hoặc bọc bằng cao su hoặc nhựa,
– Sản xuất vải bố làm lốp xe bằng sợi nhân tạo có độ bền cao,
– Sản xuất các loại vải được tráng hoặc xử lý khác nhau như: quần áo đi săn, vải dùng cho hoạ sĩ, vải thô và các loại vải hồ cứng…,
– Sản xuất các sản phẩm dệt khác: mạng đèn măng sông,
– Sản xuất ống phun nước, băng chuyền, băng tải (bất kể chúng được tăng cường bằng kim loại hoặc vật chất khác hay không),
– Sản xuất vải quần áo dễ co giãn,
– Sản xuất vải dùng vẽ tranh sơn dầu và vải vẽ kỹ thuật,
– Sản xuất bông đánh phấn và găng tay,
– May bao đựng gạo, vắt sổ quần áo.
– Sản xuất tấm phủ sàn được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục));
– Sản xuất sản phẩm dệt làm đồ chèn lót, hoặc sản phẩm chèn lót: như khăn tắm, băng vệ sinh được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);
– Sản xuất băng chuyền, băng tải bằng sợi dệt, dây thừng, dây chão được phủ, tráng cao su, trong đó cao su là thành phần chính được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);
– Sản xuất tấm, tờ hoặc mảnh cao su có liên kết với sợi vải dệt với mục đích tăng cường được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su), nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic);
– Sản xuất quần áo từ sợi kim loại được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đầu).
Ngành này gồm: Hoạt động may (may gia công hoặc may sẵn) bằng tất cả các nguyên liệu (ví dụ da, dệt, vải đan hoặc móc), tất cả các loại quần, áo (quần áo mặc ngoài hoặc quần áo lót của nam, nữ, trẻ em; quần áo đi làm, quần áo ở nhà hoặc quần áo của người thành thị…) và các đồ phụ kiện. Sản xuất trang phục ở ngành này không có sự phân biệt giữa quần áo cho người lớn và quần áo cho trẻ em hay quần áo truyền thống hoặc hiện đại.
– Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá;
– Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da;
– Sản xuất quần áo bảo hộ lao động;
– Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc… cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy…,
– Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pyjama, váy ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê…,
– Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết;
– Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn choàng;
– Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú;
– Sản xuất giày, dép từ nguyên liệu dệt không có đế;
– Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên.
– Sản xuất trang phục bằng da lông thú (trừ mũ lưỡi trai) được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);
– Sản xuất giày dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép);
– Sản xuất trang phục bằng cao su hoặc nhựa không bằng cách khâu mà chỉ gắn với nhau được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su) và nhóm 22209 (Sản xuất sản phẩm khác từ plastic);
– Sản xuất găng tay da thể thao và mũ thể thao được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);
– Sản xuất mũ bảo hiểm (trừ mũ dùng cho thể thao) được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);
– Sản xuất quần áo bảo vệ và quần áo chống lửa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);
– Sửa chữa trang phục được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).
Sản xuất sản phẩm làm từ da lông thú như:
+ Trang phục lông thú và phụ trang,
+ Các phụ kiện làm từ lông da như tấm, miếng lót, mảnh dải…
+ Các sản phẩm phụ khác từ da lông thú như thảm, đệm, mảnh đánh bóng công nghiệp.
– Sản xuất da lông sống được phân vào nhóm 014 (chăn nuôi) và nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);
– Chế biến da thô và da sống được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
– Sản xuất lông thú giả (quần áo có lông dài thông qua đan, dệt) được phân vào nhóm 13110 (Sản xuất sợi) và nhóm 13120 (Sản xuất vải dệt thoi);
– Sản xuất mũ lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));
– Sản xuất trang phục có trang trí lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));
– Thuộc, nhuộm da được phân vào nhóm 15110 (Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú);
– Sản xuất bốt, giày có phần lông thú được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép).
– Sản xuất trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc trực tiếp thành sản phẩm như: Áo chui đầu, áo len, áo gile và các đồ tương tự;
– Sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, soóc.
Loại trừ: Sản xuất vải đan móc, được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).