Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam - Vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. - Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. - Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân Việt Nam. Nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam + Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết, Chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tổ chức học tập nâng cao trình độ tay nghề khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp trong sản xuất, kinh doanh cho hội viên, nông dân; nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội. - Vận động tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình nông dân văn hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Các cấp Hội là thành viên tích cực tham gia hoạch định và thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn; tham gia xây dựng kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân và vận động nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, nâng cao số lượng, chất lượng hội viên. Xây dựng Tổ chức Hội vững mạnh; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. - Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Tăng cường công tác hòa giải, gạt bỏ những định kiến, mâu thuẫn, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ và các tệ nạn xã hội. Các cấp Hội có chính kiến, chủ động đề xuất với Cấp ủy, chính quyền cùng cấp những chủ trương, biện pháp đáp ứng đòi hỏi chính đáng của nông dân. - Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng phát triển với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ thuộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam - Vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. - Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. - Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân Việt Nam. Nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam + Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết, Chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tổ chức học tập nâng cao trình độ tay nghề khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp trong sản xuất, kinh doanh cho hội viên, nông dân; nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội. - Vận động tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình nông dân văn hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Các cấp Hội là thành viên tích cực tham gia hoạch định và thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn; tham gia xây dựng kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân và vận động nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, nâng cao số lượng, chất lượng hội viên. Xây dựng Tổ chức Hội vững mạnh; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. - Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Tăng cường công tác hòa giải, gạt bỏ những định kiến, mâu thuẫn, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ và các tệ nạn xã hội. Các cấp Hội có chính kiến, chủ động đề xuất với Cấp ủy, chính quyền cùng cấp những chủ trương, biện pháp đáp ứng đòi hỏi chính đáng của nông dân. - Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng phát triển với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ thuộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Nông dân xã An Hòa, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang chở lúa dư đến bán cho Nhà nước (tháng 8/1978) - Ảnh: TTXVN
Trong giai đoạn cách mạng 1975-1986, ngày 25/6/1979 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương thành một cơ quan riêng (trước đây nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương), thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư.
Sau đó, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân trong cả nước với hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở và lấy tên là Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.
Xã viên HTX Cao Phong, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú cấy lúa vụ chiêm xuân 1984 - 1985 - Ảnh: TTXVN
Về nhiệm vụ, trong Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao động cả nước đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội là: Tập hợp đoàn kết rộng rãi nông dân lao động, giáo dục vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam…
Ngày hội giao lương của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (tháng 6/1978) - Ảnh: TTXVN
Từ năm 1986 đến nay, là giai đoạn nông dân và tổ chức của mình cùng nhân dân cả nước tập trung thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước.
Về tên gọi, ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42-QĐ/TW đổi tên Hội Liên Hiệp nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam và tên gọi này được giữ nguyên cho đến nay.
Bác Hồ đi thăm bà con nông dân tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch lúa mùa năm 1950.
Giai đoạn cách mạng 1945-1954, Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội mới chỉ hình thành và hoạt động từ cấp tỉnh trở xuống.
Đến cuối năm 1949, để tăng cường và kiện toàn tổ chức cơ sở Hội và thành lập tổ chức Hội ở cấp Trung ương, Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họp từ ngày 28/11 đến ngày 07/12 năm 1949 đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau này đổi tên là Ban Liên lạc nông dân toàn quốc).
Về nhiệm vụ trong thời kỳ này, đáp ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông dân cả nước đã đoàn kết, hăng hái tham gia thực hiện cùng một lúc 2 nhiệm vụ chiến lược là “Kháng chiến” và “Kiến quốc”:
Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII
Đại hội được tổ chức từ ngày 11 - 13/12/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội.
Dự đại hội có 999 đại biểu đại diện cho trên 10,2 triệu cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 119 uỷ viên Ban Chấp hành.
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2018-2023
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VI tái đắc cử giữ chức Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VII (nhiệm kỳ 2018- 2023).
Các ông Lương Quốc Đoàn, Phạm Tiến Nam, Đinh Khắc Đính tiếp tục được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII; bà Bùi Thị Thơm và ông Nguyễn Xuân Định được bầu bổ sung giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII.
Đại hội với tinh thần “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển” đã xác định phương hướng của nhiệm kỳ là: “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò của Hội và giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”.
Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề hỗ trợ nông dân và Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực công tác tốt. Phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, phấn đấu hình thành thế hệ người nông dân mới có năng lực quản lý, kỹ năng sản xuất chuyên nghiệp và từng bước trí thức hóa nông dân.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 7 (khóa VII), ngày 29/5/2021 tại Hà Nội đã bầu đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thay đồng chí Chủ tịch Thào Xuân Sùng nghỉ hưu theo chế độ.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Kỳ họp thứ 9 (khóa VII), ngày 22/6/2022, đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã được bầu làm Uỷ viên Ban Thường vụ và giữ chức Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông Việt Nam khoá VII, nhiệm kì 2018-2023.