Dự Báo Tình Hình Kinh Tế Việt Nam Năm 2024

Dự Báo Tình Hình Kinh Tế Việt Nam Năm 2024

Đến thời điểm tháng 3/2024, hầu hết các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024. Cụ thể, Liên hợp quốc (UN) nhận định trong bối cảnh rủi ro và bất ổn kéo dài, tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo sẽ chậm lại từ mức 2,7% năm 2023 xuống 2,4% vào năm 2024; Ngân hàng Thế giới (WB) cùng nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2024 đạt 2,4%, giảm so với mức 2,6% trong năm 2023; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định GDP toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 2,9%, thấp hơn mức tăng trưởng 3,1% của năm 2023; Liên minh châu Âu (EU) dự báo tăng trưởng toàn cầu (không bao gồm EU) năm 2024 đạt 3,3%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với năm 2023. Riêng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 bằng với năm 2023, ở mức 3,1%.

Đến thời điểm tháng 3/2024, hầu hết các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024. Cụ thể, Liên hợp quốc (UN) nhận định trong bối cảnh rủi ro và bất ổn kéo dài, tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo sẽ chậm lại từ mức 2,7% năm 2023 xuống 2,4% vào năm 2024; Ngân hàng Thế giới (WB) cùng nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2024 đạt 2,4%, giảm so với mức 2,6% trong năm 2023; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định GDP toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 2,9%, thấp hơn mức tăng trưởng 3,1% của năm 2023; Liên minh châu Âu (EU) dự báo tăng trưởng toàn cầu (không bao gồm EU) năm 2024 đạt 3,3%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với năm 2023. Riêng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 bằng với năm 2023, ở mức 3,1%.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp[1]

– Trong tháng Mười Một, cả nước có gần 11,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 21,3% so với tháng trước và giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước; có hơn 7,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 10,9% và tăng 17,4%; có 4.243 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 22,2% và giảm 5,9%; 7.550 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 39,2% và tăng 14,4%; có 1.910 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,9% và tăng 14,2%.

Tính chung mười một tháng năm 2024, cả nước có hơn 218,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023; bình quân một tháng có gần 19,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 173,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có hơn 15,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

– Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11/2024 ước đạt 75,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 572,0 nghìn tỷ đồng, bằng 73,5% kế hoạch năm và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 76,3% và tăng 24,3%).

– Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 30/11/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,38 tỷ USD, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm trước.

– Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam mười một tháng năm 2024 ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.

– Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong mười một tháng năm 2024 có 151 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 555,2 triệu USD; có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh 43,5 triệu USD. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 598,7 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 11/2024 ước đạt 139,4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước mười một tháng năm 2024 ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán năm và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 11/2024 ước đạt 170,8 nghìn tỷ đồng; lũy kế mười một tháng năm 2024 ước đạt 1.560,7 nghìn tỷ đồng, bằng 73,6% dự toán năm và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.

Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch

a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 11/2024 ước đạt 562,0 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.822,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7,0%).

Trong tháng Mười Một, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa[3] sơ bộ đạt 66,4 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%[4]. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.

+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 33,73 tỷ USD, giảm 5,3% so với tháng trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 103,88 tỷ USD, tăng 20,0%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 266,05 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm 71,9%.

+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu mười một tháng năm 2024 nhóm hàng công nghiệp chế biến sơ bộ đạt 325,52 tỷ USD, chiếm 88,0%.

+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 32,67 tỷ USD, giảm 2,8% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 345,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 126,05 tỷ USD, tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 219,57 tỷ USD, tăng 15,2%.

+ Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu mười một tháng năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất sơ bộ đạt 323,72 tỷ USD, chiếm 93,7%.

– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa mười một tháng năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 108,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 130,2 tỷ USD.

– Cán cân thương mại hàng hóa tháng Mười Một sơ bộ xuất siêu 1,06 tỷ USD. Tính chung mười một tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 24,31 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 26,2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD.

c) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Mười Một tăng 2,65% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,77%. Bình quân mười một tháng năm 2024, CPI tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,7%.

– Chỉ số giá vàng tháng 11/2024 tăng 2,26% so với tháng trước; tăng 32,91% so với tháng 12/2023; tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân mười một tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 28,42%.

– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2024 tăng 1,76% so với tháng trước; tăng 4,22% so với tháng 12/2023; tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước; bình quân mười một tháng năm 2024 tăng 4,97%.

d) Vận tải hành khách và hàng hóa

Vận tải hành khách tháng 11/2024 ước đạt 464,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 23,8 tỷ lượt khách.km, tăng 12,0%. Tính chung mười một tháng năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 4.596,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 250,9 tỷ lượt khách.km, tăng 11,6%.

Vận tải hàng hóa tháng 11/2024 ước đạt 246,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 49,6 tỷ tấn.km, tăng 14,4%. Tính chung mười một tháng năm 2024, vận tải hàng hóa ước đạt 2.420,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 493,5 tỷ tấn.km, tăng 11,5%.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2024 tăng cao, đạt 1,7 triệu lượt người, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 15,8 triệu lượt người, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm trước.

– Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo báo cáo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong mười một tháng năm nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân gần 21,8 nghìn tấn gạo, trong đó: Chính phủ hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho 693,4 nghìn nhân khẩu; hỗ trợ hơn 5,9 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2024 cho 396,3 nghìn nhân khẩu; các địa phương cũng xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ gần 5 nghìn tấn gạo cho các hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.

– Trong mười một tháng năm 2024, cả nước có 114,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (18 ca tử vong); 67,9 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 14,3 nghìn trường hợp sốt phát ban nghi sởi (04 ca tử vong); 74 trường hợp tử vong do bệnh dại; 532 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (06 ca tử vong); 22 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu; 10 trường hợp mắc bạch hầu (01 ca tử vong); 01 trường hợp mắc cúm A và đã tử vong.

– Trong tháng Mười Một (từ 26/10-25/11/2024), cả nước đã xảy ra 1.994 vụ tai nạn giao thông. Tính chung mười một tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 21.453 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.940 người, bị thương 15.896 người. Bình quân một ngày trong mười một tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 64 vụ tai nạn giao thông, làm chết 30 người, bị thương 47 người.

– Thiệt hại do thiên tai trong tháng Mười Một chủ yếu do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, ngập lụt. Tính chung mười một tháng năm nay, thiên tai làm 541 người chết và mất tích, 2.189 người bị thương; 299,1 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; gần 5,3 triệu con gia súc, gia cầm bị chết; 92,2 nghìn ha hoa màu và 314,8 nghìn ha lúa bị ngập, hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 84.345,1 tỷ đồng, gấp hơn 19,1 lần cùng kỳ năm 2023.

– Trong tháng (từ 18/10-17/11/2024), các cơ quan chức năng phát hiện 978 vụ vi phạm môi trường tại 49/63 địa phương. Tính chung mười một tháng năm nay, các cơ quan chức năng phát hiện 20.260 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 18.623 vụ với tổng số tiền phạt 280,9 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

– Trong mười một tháng năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 3.772 vụ cháy, nổ, làm 96 người chết và 111 người bị thương, thiệt hại ước tính 454,3 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước./.

[1] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 02/12/2024. Thực hiện Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07/6/2024 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024), thời kỳ số liệu về đăng ký doanh nghiệp trong tháng được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo. Riêng đối với các chỉ tiêu thời điểm (doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể), thời kỳ số liệu các tháng trước thời điểm 01/8/2024 được tính từ ngày 21 của tháng trước tháng báo cáo đến ngày 20 của tháng báo cáo.

[2] Kim ngạch xuất khẩu tính theo giá F.O.B và kim ngạch nhập khẩu tính theo giá C.I.F (bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm của hàng nhập khẩu).

[3] Số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 11/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 3/12/2024.

[4] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa mười một tháng năm 2023 đạt 620,2 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 323,2 tỷ USD, giảm 5,7%; nhập khẩu đạt 297,0 tỷ USD, giảm 13,3%.

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023[1]. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%[2], đóng góp 52,23%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu, nuôi trồng thủy sản đạt tăng trưởng tích cực. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp quý I/2024 tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,26 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,08% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,46%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, sản xuất công nghiệp khởi sắc và tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2024 tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,98%[3], đóng góp 1,73 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,97%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,99%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 5,84% (sản lượng khai thác than giảm 0,3% và dầu mỏ thô khai thác giảm 3,2%), làm giảm 0,2 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 6,83%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 1,87% của quý I/2023, đóng góp 0,4 điểm phần trăm.

Trong khu vực dịch vụ, các hoạt động thương mại diễn ra sôi động, du lịch phục hồi mạnh mẽ nhờ hiệu quả của chính sách thị thực thuận lợi và chương trình kích cầu du lịch, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ lực tăng cao. Đóng góp của một số ngành dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế quý I năm nay như sau: Ngành vận tải kho bãi tăng 10,58% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,68 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,34%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 6,94%, đóng góp 0,76 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,2%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 4,14%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,77%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,73%; khu vực dịch vụ chiếm 43,48%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%[4].

Về sử dụng GDP quý I/2024, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,93% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 56,77% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 4,69%, đóng góp 24,07%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 17,08%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 19,16%.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

– Lúa đông xuân: Tính đến trung tuần tháng Ba, cả nước gieo cấy được 2.926,1 nghìn ha lúa đông xuân, giảm 1,3 nghìn ha so với vụ đông xuân năm 2023. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.478,6 nghìn ha, tăng 8,9 nghìn ha so với vụ đông xuân năm 2023 và đã thu hoạch 868,8 nghìn ha, chiếm 58,8% diện tích gieo cấy, bằng 106,1% cùng kỳ năm trước; năng suất ước đạt xấp xỉ vụ đông xuân năm trước; sản lượng ước đạt 10,7 triệu tấn, tăng 65 nghìn tấn.

– Lúa mùa: Đến giữa tháng Ba, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo trồng lúa mùa đạt 183,1 nghìn ha, tăng 5,2 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; năng suất đạt cao với 53,7 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha; sản lượng đạt 974,4 nghìn tấn, tăng 60,3 nghìn tấn.

– Cây hàng năm: Tính đến giữa tháng Ba, tiến độ gieo trồng một số cây rau màu vụ đông xuân như rau đậu, ngô, khoai lang tăng so với cùng kỳ năm trước; diện tích lạc, đậu tương giảm chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao.

– Cây lâu năm: Sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm quý I/2024 tăng so với cùng kỳ năm trước do thời tiết thuận lợi, giá bán sản phẩm ổn định.

– Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu, bò có xu hướng giảm; chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt. Tổng số lợn của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 3/2024 tăng 3,3% so với cùng thời điểm năm 2023; tổng số gia cầm tăng 2,1%; tổng số bò giảm 0,1%; tổng số trâu giảm 2,5%.

Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 3/2024 ước đạt 19,2 nghìn ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng bị thiệt hại là 163,7 ha, tăng 7,8%, trong đó: Rừng bị chặt, phá là 94,3 ha, tăng 6,5%; diện tích rừng bị cháy là 69,4 ha, tăng 9,5%. Tính chung quý I/2024, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước ước đạt 37,3 nghìn ha, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước do thời tiết mưa nhiều nên ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng ở một số địa phương; diện tích rừng bị thiệt hại là 252,3 ha, tăng 0,3%, trong đó: Diện tích rừng bị chặt, phá là 182,2 ha, tăng 1,1%; diện tích rừng bị cháy là 70,1 ha, giảm 1,9%.

Sản lượng thủy sản tháng 3/2024 ước đạt 725,4 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 400,3 nghìn tấn, tăng 3,9%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 325,1 nghìn tấn, tăng 0,7%. Tính chung quý I/2024, sản lượng thủy sản ước đạt 1.941,5 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.440,8 nghìn tấn, tăng 2%; tôm đạt 193 nghìn tấn, tăng 3,9%; thủy sản khác đạt 307,7 nghìn tấn, tăng 2%.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2024 ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, đóng góp 1,73 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,97%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,99%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 5,84%, làm giảm 0,20 điểm phần trăm.

– Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 54 địa phương và giảm ở 9 địa phương trên cả nước.

– Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%).

– Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2024 tăng 9,8% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 19,8%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý I/2024 là 68,7% (bình quân quý I/2023 là 81,1%).

– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2024 tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 1,1% so với cùng thời điểm năm trước.

a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp[5]

– Trong tháng Ba, cả nước có 14,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 64,3% so với tháng trước và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước; hơn 3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 43,4% và giảm 52%; có 4.139 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 19,6% và giảm 0,2%; 4.980 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 131,3% và tăng 44,3%; có 1.412 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 6,2% so với tháng 02/2024 và tương đương cùng kỳ năm trước.

– Tính chung quý I/2024, cả nước có 59,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có gần 20 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 73,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước; Bình quân một tháng có gần 24,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Như vậy, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong quý I/2024, tổng số doanh nghiệp nước ta giảm 14,1 nghìn doanh nghiệp, bình quân một tháng giảm 4,7 nghìn doanh nghiệp.

b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2024, số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý IV/2023 thấp, chỉ có 22,1% nhưng dự kiến quý II/2024, có 45,4% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý I/2024.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 3/2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 tăng 13,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,1% (quý I/2023 tăng 10,1%).

Vận tải hành khách tháng 3/2024 ước đạt 398,1 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 3,8% so với tháng trước và luân chuyển 21,7 tỷ lượt khách.km, giảm 6,9%. Tính chung quý I/2024, vận tải hành khách ước đạt 1.199,6 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 66,6 tỷ lượt khách.km, tăng 10,7%. Vận tải hàng hóa tháng 3/2024 ước đạt 208,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 3,1% so với tháng trước và luân chuyển 41,4 tỷ tấn.km, tăng 0,8%. Tính chung quý I/2024, vận tải hàng hóa ước đạt 620,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 129,2 tỷ tấn.km, tăng 11,2%.

Hoạt động viễn thông quý I/2024 nhìn chung ổn định với doanh thu theo giá hiện hành ước đạt 89,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,1%).

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3/2024 đạt gần 1,6 triệu lượt người, tăng 4,4% so với tháng trước và tăng 78,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 4,6 triệu lượt người, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Số lượt người Việt Nam xuất cảnh trong tháng 3/2024 là 537,4 nghìn lượt người, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 1,2 triệu lượt người, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

6. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán

– Tính đến thời điểm 25/3/2023, huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 0,26%.

– Tổng doanh thu phí bảo hiểm quý I/2024 ước đạt 53.295 tỷ đồng, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2023.

– Về thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index có xu hướng tăng mạnh so với cuối năm 2023. Tính chung quý I/2024, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 22.529 tỷ đồng/phiên, tăng 28,2% so với bình quân năm 2023; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 9.698 tỷ đồng/phiên, tăng 48,8%.

– Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 theo giá hiện hành ước đạt 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu hướng phục hồi ở nhiều ngành, lĩnh vực.

– Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.

– Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ba tháng đầu năm 2024 ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.

– Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong ba tháng đầu năm 2024 có 22 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 28,7 triệu USD, giảm 74,6% so với cùng kỳ năm trước; có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 220 nghìn USD, giảm 96,5%. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 28,9 triệu USD, giảm 75,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 3/2024 ước đạt 141,8 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước quý I/2024 đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán năm và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 3/2024 ước đạt 140,3 nghìn tỷ đồng; lũy kế quý I/2024 ước đạt 393,5 nghìn tỷ đồng, bằng 18,6% dự toán năm và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.

9. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Trong tháng Ba, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa[7] ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9% . Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

– Xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2024 ước đạt 34,01 tỷ USD, tăng 37,8% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 25,21 tỷ USD, tăng 26,2%, chiếm 27,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 67,85 tỷ USD, tăng 13,9%, chiếm 72,9%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu quý I/2024, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 82,02 tỷ USD, chiếm 88,1%.

– Nhập khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2024 ước đạt 31,08 tỷ USD, tăng 33,4% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 84,98 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 29,7 tỷ USD, tăng 14,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 55,28 tỷ USD, tăng 13,6%.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu quý I/2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 79,9 tỷ USD, chiếm 94%.

– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 26,2 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 29,4 tỷ USD.

– Cán cân thương mại hàng hóa tháng Ba ước tính xuất siêu 2,93 tỷ USD. Tính chung quý I/2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,08 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 4,93 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 4,49 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,57 tỷ USD.

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,67 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ quý I/2024 ước đạt 8 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 2,69 tỷ USD), tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại dịch vụ quý I/2024 nhập siêu 2,33 tỷ USD.

10. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỏ số giá đô la Mỹ

– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước, so với tháng 12/2023 tăng 1,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,97%. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

– Chỉ số giá vàng tháng 3/2024 tăng 4,59% so với tháng trước; tăng 9,41% so với tháng 12/2023; tăng 22,71% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I/2024, chỉ số giá vàng tăng 18,23%.

– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2024 tăng 0,88% so với tháng trước; tăng 1,81% so với tháng 12/2023; tăng 4,32% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I/2024 tăng 3,97%.

Tình hình lao động, việc làm quý I/2024 đã quay trở lại theo xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19. Tình hình đời sống dân cư trong quý I năm nay được cải thiện hơn. Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I/2024 ước tính là 52,4 triệu người, giảm 137,4 nghìn người so với quý trước và tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý I/2024 là 27,8%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Lao động có việc làm quý I/2024 ước tính là 51,3 triệu người, giảm 127,0 nghìn người so với quý trước và tăng 174,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I/2024 là 2,03% (khu vực thành thị là 1,20%, khu vực nông thôn là 2,58%); tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2024 là 2,24% (khu vực thành thị là 2,64%; khu vực nông thôn là 1,99%); tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý I/2024 là 7,99%.

Thu nhập bình quân của lao động quý I/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301 nghìn đồng so với quý IV/2023 và tăng 549 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Tình hình đời sống dân cư trong quý I năm nay được cải thiện hơn. Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư 2024, thu nhập bình quân đầu người quý I/2024 ước đạt 5,2 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 8% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo báo cáo từ địa phương, tính đến ngày 19/3/2024, số tiền hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 là 8,1 nghìn tỷ đồng; hộ nghèo, hộ cận nghèo là hơn 2,4 nghìn tỷ đồng; người có công, thân nhân người có công với cách mạng là 9,2 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ đột xuất, bất thường phát sinh tại địa phương là gần 26,8 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, để người dân không bị thiếu đói, tính từ đầu năm đến nay, tổng số gạo Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân hơn 17,7 nghìn tấn gạo, trong đó: Hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho 103,7 nghìn hộ với 693,4 nghìn nhân khẩu; Chính phủ hỗ trợ hơn 2,3 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2024 cho hơn 33 nghìn hộ với 155,7 nghìn nhân khẩu./.

[1] Tốc độ tăng GDP quý I so với cùng kỳ năm trước các năm 2020-2023 lần lượt là: 3,21%; 4,85%; 5,12%; 3,41%.

[2] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ quý I so với cùng kỳ năm trước các năm 2020-2023 lần lượt là: 3,03%; 4,51%; 4,38%; 6,86%.

[3] Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2023 giảm 0,45% so với cùng kỳ năm trước.

[4] Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2023 là 11,74%; 36,02%; 43,07%; 9,17%.

[5] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 24/3/2024.

[6] Kim ngạch xuất khẩu tính theo giá F.O.B và kim ngạch nhập khẩu tính theo giá C.I.F (bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm của hàng nhập khẩu). Khi tính cán cân thương mại của nền kinh tế thì kim ngạch xuất, nhập khẩu được tính theo giá F.O.B.

[7] Ước tính tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu tháng 3/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 27/3/2024. Tổng cục Thống kê ước tính trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tháng 3/2024 dựa trên số liệu sơ bộ về trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu đến hết ngày 24/3/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp.

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,1% năm 2024

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,1% trong năm 2024, 6,5% trong 2 năm 2025 và 2026, cao hơn so với mức 5% năm 2023, Báo cáo cho thấy khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng trên toàn cầu.

Dự báo trên đã xét đến hiệu ứng xuất phát điểm cao hơn kể từ nửa cuối năm 2023 với giả định tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến chững lại trong nửa cuối năm 2024, sau khi phục hồi 16,9% (so với cùng kỳ năm trước) trong nửa đầu năm 2024 và nhu cầu trên toàn cầu dự kiến chững lại năm 2024, nhất là tại Hoa Kỳ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Thị trường bất động sản cho thấy dấu hiệu phục hồi và dự báo sẽ xoay chiều vào cuối năm 2024 và đầu 2025 sau khi giải quyết được tình trạng đóng băng thị trường trái phiếu doanh nghiệp và Luật Đất đai có hiệu lực từ tháng 8/2024. Trong điều kiện xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng và bất động sản có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu trong nước sẽ tăng vào nửa cuối năm 2024 khi tâm lý nhà đầu tư và người tiêu dùng được cải thiện. Cân đối tài khoản vãng lai được dự báo vẫn duy trì thặng dư nhỏ, đồng thời Chính phủ đang quay lại củng cố cân đối ngân sách, còn lạm phát dự báo sẽ giảm từ 4,5% năm 2024 xuống còn 3,5% năm 2026.

Một trong những rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế là yếu tố bất định của tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể thấp hơn dự kiến, nhất là tăng trưởng của những đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc.

Những diễn biến đó có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến của Việt Nam và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Ngoài ra, đối với trong nước, sự mất ổn định của kinh tế vĩ mô có thể có tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tiêu dùng và đầu tư. Thị trường bất động sản có thể hồi phục lâu hơn dự kiến, tác động xấu đến đầu tư của khu vực tư nhân. Nếu chất lượng tài sản của các ngân hàng tiếp tục yếu đi, năng lực cho vay của các ngân hàng có thể bị suy giảm...

Triển vọng trên cũng có thể được hưởng lợi từ những diễn biến tích cực hơn. Tăng trưởng cao hơn dự kiến của kinh tế toàn cầu có thể thúc đẩy phục hồi bền vững cho lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Chính sách tiền tệ nới lỏng hơn tại các nền kinh tế phát triển lớn đã được bắt đầu tại Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Anh Quốc, kết hợp với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang có tín hiệu về khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9, có thể tiếp tục thúc đẩy tổng cầu ở các nền kinh tế phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cũng có thể góp phần làm giảm chi phí huy động tài chính trên toàn cầu và thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, từ đó đem lại tác động tích cực lan tỏa cho ngành ngân hàng và khu vực tài chính ở Việt Nam.

Theo báo cáo Điểm lại của WB với tiêu đề "Vươn tới tầm cao mới trên thị trường vốn", báo cáo ghi nhận nền kinh tế vẫn chưa quay lại lộ trình tăng trưởng như trước đại dịch. Do đó cần đẩy mạnh đầu tư công để vừa kích cầu ngắn hạn vừa góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt hạ tầng – đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và logistics – vốn đang là những nút thắt cản trở tăng trưởng. Bên cạnh đó cần theo dõi sát sao chất lượng tài sản của các ngân hàng do nợ xấu gia tăng.

Ông Sebastian Eckardt, Trưởng Ban Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư khu vực Đông Á Thái Bình Dương của WB cho biết: Trong nửa đầu năm nay nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi do nhu cầu hàng xuất khẩu phục hồi. Để duy trì đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm và các năm tới, các cấp có thẩm quyền cần tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý, giảm sát các rủi ro trong thị trường tài chính.

Chuyên đề đặc biệt của báo cáo nhấn mạnh rằng phát triển các thị trường vốn sẽ tạo ra nguồn vốn dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Báo cáo chỉ ra những thách thức chính của thị trường vốn, bao gồm tỉ trọng thấp của các nhà đầu tư tổ chức trong cơ cấu nhà đầu tư và đầu tư từ quỹ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) chưa được khai thác đúng mức.

Báo cáo khuyến nghị cần có khung chính sách mạnh mẽ hơn, trong đó BHXH sẽ trở thành một nhân tố chính đẩy mạnh sự phát triển của thị trường vốn.

Các chính sách nhằm tạo điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, kết hợp với những cải cách nhằm nâng cao minh bạch thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư, sẽ giúp thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong khu vực tài chính là một yếu tố quan trọng góp phần đạt được những mục tiêu đó.

Ông Ketut Ariadi Kusuma, chuyên gia cao cấp về khu vực tài chính của WB nhận định: Hàng tỷ USD của các quỹ đầu tư trên toàn cầu sẽ được rót vào vào các thị trường vốn nếu Việt Nam được nâng cấp thành thị trường mới nổi. Đồng thời, cần từng bước đa dạng hóa kênh đầu tư quỹ của BHXH để cải thiện lợi nhuận dài hạn đồng thời tăng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư vào khu vực doanh nghiệp.

Các chuyên gia WB cho rằng: Mục tiêu quan trọng của Chính phủ và tất cả các bên liên quan là tiến hành những nỗ lực đồng bộ để phát triển thị trường vốn. Các thị trường vốn tăng trưởng lành mạnh cũng đem lại tác động ngoại ứng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế thông qua sự phân bổ vốn hiệu quả.

"Việt Nam sẽ có khả năng đạt được tăng trưởng kinh tế cao hơn, không chỉ do nguồn lực trong nước được sử dụng đảm bảo năng suất cao hơn, mà còn tận dụng được đòn bẩy nguồn vốn hết sức cần thiết trên thị trường quốc tế để đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao", các chuyên gia WB nhận định.