VTV.vn - Ngược với các thành phố lớn cùng nhịp sống sôi động như Tokyo, Osaka, Yokohama, tỉnh nông thôn Gifu với sự hoang sơ, cổ kính còn rất mới mẻ với du khách Việt.
VTV.vn - Ngược với các thành phố lớn cùng nhịp sống sôi động như Tokyo, Osaka, Yokohama, tỉnh nông thôn Gifu với sự hoang sơ, cổ kính còn rất mới mẻ với du khách Việt.
Ngôi đền thờ Sumiyoshi-taisha được xây dựng ở thế kỷ thứ 3. Đây chính là ngôi đền cổ kính và lâu đời nhất tại Osaka. Kiến trúc ngôi đền này hoàn toàn ảnh hưởng do truyền thống của Nhật Bản. Đây cũng là địa điểm rất nhiều cặp vợ chồng lựa chọn để tổ chức lễ cưới theo phong cách truyền thống của mình.
Khi tới thăm thành phố Tokyo, chắc chắn bạn không thể không ghé qua đền thờ Senso-ji. Đây là ngôi đền Phật giáo lớn nhất tại Tokyo cũng như Nhật Bản. Một tên gọi khác của ngôi đền là Asakusa Kannon. Kiến trúc độc đáo của ngôi đền sẽ khiến bạn phải trầm trồ khi tới nơi. Không những thế, đến với ngôi đền bạn còn được nghe kể những câu chuyện li kì, thú vị, ví như sự ra đời khá huyền bí của ngôi đền. Ngoài ra, những điểm du lịch trong ngôi đền cũng khiến bạn rất yêu thích.
Nhật Bản được biết đến là một đất nước phát triển về công nghiệp và ô tô cũng là một trong những ngành mũi nhọn. Những hãng xe như Toyota, Nissan,... đã trở nên cực kì phổ biến. Và nếu như bạn muốn tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của những hãng này, hãy đến với Nagoya nhé. Đây chính là quê hương của hãng ô tô Toyota nổi tiếng đấy. Tại đây có một bảo tàng xe hơi do chính Toyota xây dựng nên. Không chỉ những bộ sưu tập xe hơi quan trọng của Toyota mà xe hơi của các nhà sản xuất khác cũng được lưu giữ và trưng bày tại đây. Chắc chắn bạn sẽ vô cùng hài lòng và thích thú khi đến thăm bảo tàng này.
NhatbanAZ thành lập từ 2008 cung cấp dịch vụ du lịch Nhật bản từ A đến Z. Bao gồm tour du lịch trọn gói khởi hành thường xuyên từ Hà Nội và TP.HCM, thiết kế tour theo yêu cầu; và các dịch vụ hỗ trợ du lịch Nhật tự túc. Bao gồm tư vấn visa đi Nhật, cho thuê xe kiêm hdv tại Nhật , thuê kimono, phiên dịch, … Quý khách hàng cũng có thể đặt dịch vụ du lịch khi ở Nhật, cũng như các tour nội địa Nhật. Dịch vụ dành cho quý khách là du khách du lịch tự túc, là Việt kiều, là người Việt ở Nhật, hay đang công tác ở Nhật.
NhatbanAZ là thương hiệu của Công ty cổ phần ISVN20. Trong danh sách công ty chỉ định bởi Đại Sứ Quán Nhật Bản.
Là đơn vị chuyên tour Nhật bản, NhatbanAZ luôn có nhiều lựa chọn Nhất cho khác hàng. Các tour được tổ chức hàng tuần, với thời gian, giá cả và điểm đến khác nhau đem lại sự đa dạng cho du khách khám phá đất nước mặt trời mọc.
NhatbanAZ có mạng lưới hơn 300 các đại lý du lịch. Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho các đại lý để hiểu về Nhật bản, về sản phẩm du lịch Nhật. Hoạt động đó nhằm mục đích đem đến tư vấn tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó NhatbanAZ thường xuyên tổ chức famtrip khảo sát và trải nghiệm các cung đường mới. Việc này được thực hiện với sự kết hợp các đơn vị xúc tiến du lịch Nhật bản, các đối tác, hãng bay.
NhatbanAZ có hợp tác đối tác chiến lược với hầu hết các hãng hàng không có chuyến bay giữa Việt Nam và Nhật bản, các chuỗi khách sạn lớn, cũng như các đối tác cung cấp dịch vụ du lịch tại Nhật.
Hoạt động từ năm 2008, ISVN20/NhatbanAZ đã được tin tưởng của nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn, các tổ chức nhà nước và tư nhân. Đơn vị đã tổ chức nhiều tour incentive, tour tham dự giải golf, tour kết hợp xúc tiến thương mại, tour học tập ngắn ngày, tour du lịch kết hợp khám chữa bệnh.
NhatbanAZ luôn được sự chào đón nồng nhiệt từ các đối tác, cũng như các đại diện chính quyền. Đơn vị phối hợp cùng phát triển du lịch Nhật bản với nhiều sản phẩm mới phù hợp với du khách Việt Nam.
NhatbanAZ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về đất nước và con người xứ sở hoa anh đào trên Website NHATBANAZ.COM và các kênh mạng xã hội cho những fans yêu du lịch Nhật. Đây cũng là chuyên trang về du lịch Nhật bản đầu tiên tại Việt Nam.
Bạn sẽ tìm thấy thông tin danh lam thắng cảnh, các điểm thăm quan và văn hóa Nhật bản. Các chuyên mục ẩm thực, tôn giáo, lễ hội và sự kiện được phân mục chi tiết.
Ngoài ra, mục cẩm nang du lịch là cuốn sổ tay rất cần thiết cho du khách khi đi Du lịch xứ sở hoa anh đào. Blogs – là nơi lưu giữ những bài viết với các góc nhìn khác nhau về đất nước mặt trời mọc.
NhatbanAZ chủ động phối hợp các cơ quan xúc tiến, các đối tác Nhật bản, cơ quan báo chí tổ chức các sự kiện quảng bá du lịch Nhật.
Nền ẩm thực của Nhật Bản rất đặc sắc và hấp dẫn bởi những món ăn không chỉ ngon mà còn đẹp về hình thức. Hãy cùng khám phá những món ăn nổi bật nhất nhé.
Đây là món ăn cực kì nổi tiếng của người Nhật và làm hấp dẫn nhiều du khách trên thế giới. Món ăn này được làm từ cơm nắm và hải sản tươi sống. Không chỉ ngon, mà cách người Nhật khử trùng, làm sạch hải sản sống cũng rất đáng nể phục.
Thực phẩm chính của món lẩu này chính là thịt bò. Sự hấp dẫn của nước lẩu shabu-shabu chính là thứ tạo nên điểm nhấn cho món ăn. Nước lẩu có vị ngọt thanh và trong. Những loại rau thường ăn kèm với món lẩu này là bắp cải, rong biển, nấm shiitake và các nguyên liệu có lợi cho sức khỏe.
Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn không nên ở các khách sạn ở Nhật Bản vì giá tiền thuê phòng khá đắt đỏ. Thay vào đó, bạn có thể ở homestay hoặc dorm. Hiện tại có khá nhiều trang web để chia sẻ phòng. Bạn hoàn toàn có thể đặt trước thông qua những trang web đó. Tiện nghi tại những nơi này khá đầy đủ và bạn sẽ có những buổi nghỉ ngơi thoải mái.
Nếu tìm kiếm sớm và đặt chỗ trước, bạn có thể chỉ mất khoảng 500,000VND đến 600,000VND/ngày.
Nhật Bản còn rất nhiều điều thú vị để khám phá, nhất là về văn hóa và truyền thống. Đó là những điều bạn không thể cảm nhận qua lời kể lại hay xem qua các phương tiện truyền thông, mà chỉ có tới tận nơi, trực tiếp tìm hiểu mới cảm nhận được hết. Hãy đặt ngay vé máy bay đi Nhật giá rẻ nhé. Chúc bạn có chuyến du lịch vui vẻ.
Đọc thêm: Đi du lịch Nhật Bản tự túc, tại sao không?
Để đặt vé máy bay giá rẻ đi Nhật Bản bạn vui lòng liên hệ VietAIR. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại của VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác.
Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!
Công ty cổ phần ISVN20 được cấp giấy phép Lữ Hành Quốc Tế từ 2009.
NhatbanAZ mong muốn mở rộng hợp tác với tất cả các đối tác, đại lý để đem đến cho khách hàng những sản phẩm du lịch Nhật bản thú vụ với chi phí hợp lý.
Môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển. Với Việt Nam, một đất nước có hơn 70% số dân sống và sản xuất ở khu vực nông thôn thì BVMT nông thôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là yêu cầu bức thiết được đặt ra trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng công tác BVMT, coi đó là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất góp phần phát triển kinh tế nói chung và phát triển một nền nông nghiệp bền vững nói riêng. Sau gần 30 năm đổi mới, công tác BVMT ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trước áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức đáng báo động, công tác BVMT đang đứng trước những thách thức gay gắt; đất đai bị thoái hóa; chất lượng nguồn nước suy giảm mạnh; không khí bị ô nhiễm; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác không theo quy hoạch; khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ mất cân bằng sinh thái diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân; nhận thức về tầm quan trọng của công tác BVMT của các cấp, ngành và người dân ở nhiều nơi chưa đầy đủ; nguồn lực đầu tư cho BVMT còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập…
Từ thực tế đó, Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đất nước. BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Đây đồng thời là nhiệm vụ phức tạp, cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng cao, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Với quan điểm đầu tư cho BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững, Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3-6-2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT cũng khẳng định quan điểm tăng cường BVMT phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn giữ vị trí chiến lược và là cơ sở cũng như lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và BVMT sinh thái của đất nước. Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội; là thị trường để tiêu thụ sản phẩm, có vai trò quan trọng trong việc tạo sự gắn bó hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giúp hình thành những vùng du lịch sinh thái đa dạng và thanh bình, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người. Do đó, việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên và BVMT ở khu vực nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến việc BVMT của cả nước. Sự phát triển bền vững nông thôn bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước.
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008, của Hội nghị lần Trung ương 7 khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã xác định mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; đồng thời xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ. Do đó, các cấp chính quyền và nhân dân cần chủ động triển khai các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu; ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn. Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04-6-2010, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 cũng đưa ra mục tiêu xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ. Trong nhiều nội dung cần thực hiện của Chương trình, có nội dung tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng các công trình BVMT nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng…. (ứng với tiêu chí số 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM).
Như vậy, có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác BVMT, trong đó có môi trường nông thôn, coi đây là bước đi tất yếu cần thực hiện để hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng NTM trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực trạng môi trường nông thôn nước ta trước tác động của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp
Sau gần 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp đã đạt được thành tựu to lớn. Nền nông nghiệp nước ta vượt qua nhiều khó khăn để đạt mức tăng trưởng khá nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2015, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 2,41%. Cả giai đoạn 2011 - 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 140,6 tỷ USD, bình quân tăng 9%/năm. So với năm 2010, tổng kim ngạch đã tăng từ 19,5 tỷ USD lên 30,38 tỷ USD năm 2014 và 30,14 tỷ USD năm 2015, tăng 54,6%. Nhờ đó, bộ mặt nhiều vùng nông thôn - địa bàn chính của sản xuất nông nghiệp đã có nhiều thay đổi tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, những thành tựu đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đồng đều giữa các vùng, sức cạnh tranh chưa cao và đặc biệt là môi trường khu vực nông thôn ngày càng ô nhiễm nặng nề trong những năm qua.
Trước thực trạng đó, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia 2014 với chủ đề “Môi trường nông thôn” - vấn đề môi trường đang nổi cộm ở nhiều vùng nông thôn nước ta hiện nay. Bên cạnh những yếu tố tích cực thì dưới áp lực của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khu vực nông thôn - nơi tập trung khoảng 70% số dân của cả nước đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nặng nề, như ô nhiễm nước, không khí, đất,…
Theo thống kê, mỗi năm ở khu vực nông thôn phát sinh hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu - loại rác thải nguy hại chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp ra môi trường… làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu tùy tiện không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không bảo đảm thời gian cách ly; việc nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật… chính là nguồn chất thải độc hại lớn gây nguy hại cho môi trường. Theo đó, nhiều bệnh dịch đã lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân. Ngoài ra, môi trường ở các làng nghề nông thôn nước ta hiện nay cũng đang đối mặt với nạn ô nhiễm nghiêm trọng. Với gần 4.600 làng nghề, hoạt động sản xuất nghề nông thôn, bên cạnh những tác động tích cực là tạo việc làm cho hơn chục triệu lao động thì mức độ ô nhiễm và tỷ lệ người mắc bệnh ở đây có xu hướng ngày càng tăng, tuổi thọ của người dân cũng giảm và thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc. Nhiều làng nghề chưa xử lý được vấn đề rác và nước thải, gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nông thôn. Công tác quản lý chất thải nông thôn hiện nay tại các địa phương hầu như đều đang trong tình trạng bị bỏ ngỏ. Thậm chí, nhiều địa phương xảy ra hiện tượng tận dụng các ao, hồ, vùng trũng để đổ rác thải, hình thành các hố chôn lấp rác tự phát, không bảo đảm quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Bên cạnh đó, hiện tượng khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, không quy hoạch, thậm chí đến mức tận diệt đã có những tác động tiêu cực đến môi trường, là nguyên nhân của những biến đổi bất thường của thời tiết, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và tài sản, tính mạng của người dân.
Nguyên nhân của tình trạng trên là ý thức BVMT của cộng đồng dân cư sinh sống và sản xuất tại các khu vực nông thôn chưa cao; nhận thức về nguy cơ ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn và những tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi trường đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở nhiều địa phương chưa đầy đủ; đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; nguồn ngân sách đầu tư cho BVMT chưa đáp ứng được yêu cầu. Đến nay, hầu hết các địa phương trên cả nước đều đang gặp khó khăn trong việc triển khai và đáp ứng tiêu chí 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, các xã nông thôn đạt chuẩn các tiêu chí chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn.
Giải pháp BVMT nông thôn hiện nay
Trước những thách thức về môi trường đặt ra với yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội nói chung và nền nông nghiệp nước ta nói riêng, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương đúng đắn để nâng cao hiệu quả công tác BVMT, trong đó có môi trường nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT” khẳng định mục tiêu đến năm 2020, nước ta sẽ chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, cụ thể là không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra lưu vực các sông được xử lý; tiêu hủy, xử lý trên 85% chất thải nguy hại, tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt; phấn đấu 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn. Để thực hiện được mục tiêu đó, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, chúng ta cần chung tay thực hiện kiên trì những giải pháp căn cơ, đồng bộ, cụ thể là:
Một là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin và truyền thông cũng như hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường trong nhà trường và ngoài xã hội, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT ở các cấp, ngành và ở mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường. Đây được xác định là giải pháp vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, vừa mang tính chiến lược, lâu dài.
Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về BVMT; xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ BVMT, quản lý chất thải nông thôn giữa các ngành, các cấp, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; cơ chế để nhân dân giám sát có hiệu quả việc quản lý khai thác tài nguyên, BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, thi công hệ thống tiêu thoát nước, xử lý nước thải các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng phải được thực hiện trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM đã được phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT, ngày 28-10-2011 của liên Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vị phạm Luật BVMT số 55/2014/QH13.
Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về BVMT; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về BVMT. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về BVMT và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn. Phát triển các phong trào quần chúng ở nông thôn, vận động nhân dân tích cực tham gia BVMT. Phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động BVMT; gắn nội dung BVMT với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM với các tiêu chuẩn về môi trường.
Bốn là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề tại các khu vực nông thôn, bảo đảm tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, để có chính sách phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Ðối với các khu công nghiệp đóng trên địa bàn các vùng nông thôn hiện nay, cần có quy định bắt buộc về các yêu cầu bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh trước khi cấp phép hoạt động...
Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng; ứng dụng và phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; tiến tới một nền nông nghiệp sạch. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về môi trường, có chính sách khuyến khích những cán bộ môi trường có chuyên môn tốt về làm việc tại các khu vực nông thôn. Lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý và tập quán của khu vực nông thôn để phổ biến áp dụng; tăng cường tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp.
Sáu là, tích cực mở rộng hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong công tác chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và BVMT. Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực về môi trường; thực hiện đầy đủ các Điều ước quốc tế, các cam kết quốc tế, chương trình, dự án về BVMT phù hợp với lợi ích quốc gia. Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia. Sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, chủ động tiếp cận công nghệ mới từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân trong công tác BVMT, nhất là môi trường khu vực nông thôn.