Tại một cuộc điện đàm ngày 20/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố với người đồng cấp Mỹ John Kerry rằng quyết định sáp Crimea vào Liên bang Nga sẽ không được xem xét lại vì đây là nguyện vọng của tuyệt đại đa số người dân bán đảo.
Tại một cuộc điện đàm ngày 20/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố với người đồng cấp Mỹ John Kerry rằng quyết định sáp Crimea vào Liên bang Nga sẽ không được xem xét lại vì đây là nguyện vọng của tuyệt đại đa số người dân bán đảo.
Thực tế là Thái Lan đang đối diện với tình trạng quá tải du lịch cục bộ ở nhiều điểm đến nổi tiếng như Bangkok hay Phuket, trong bối cảnh nước này vẫn cần thu hút thêm nhiều du khách quốc tế hơn nữa để đạt được mục tiêu đón 80 triệu lượt khách du lịch vào năm 2027.
Vậy làm sao để cân bằng và thực hiện cả hai nhiệm vụ tưởng như rất mâu thuẫn này, trong khi Thủ tướng Srettha đã thông báo sẽ hủy đề xuất thu phí du lịch, một ý tưởng dự kiến sẽ giúp tăng nguồn thu đáng kể cho du lịch để duy trì cơ sở hạ tầng và khôi phục nguồn lực du lịch bị hao mòn.
Theo Thủ tướng Srettha, việc thu phí du lịch có thể tạo thêm doanh thu nhưng nếu nhìn rộng hơn thì nguồn thu này chưa chắc đã bằng số tiền thu được từ các khoản chi tiêu mua sắm của du khách, nếu họ không phải trả khoản phí trên.
Đồng tình với quan điểm này, giới chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cũng như các nhà vận hành du lịch cho rằng sức chi tiêu của du khách mới là yếu tố kích thích nền kinh tế và tạo ra nhiều doanh thu cho đất nước. Do đó, thay vì áp thuế du lịch, Thái Lan cần tập trung khuyến khích những ý tưởng thúc đẩy phát triển du lịch trong tương lai, giúp nước này duy trì vị thế là điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới.
Thủ tướng Srettha cũng nhấn mạnh mọi quyết định đều phải dựa trên tiếng nói của tất cả các bên liên quan và chính phủ Thái Lan có thể tạo thêm doanh thu từ các nguồn thuế khác để hỗ trợ ngành du lịch khi cần thiết, luôn xác định du lịch là ngành mũi nhọn quan trọng giúp tạo ra nguồn thu cho đất nước.
TPO - Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí tấn công cho Ả-rập Xê-út, đảo ngược chính sách suốt 3 năm qua nhằm ép vương quốc này chấm dứt chiến tranh ở Yemen.
Một chiếc máy bay phản lực Ả-rập Xê-út bay qua Hafar Al-Batin trong cuộc tập trận Abdullah's Sword. (Ảnh: Reuters)
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận lệnh cấm chuyển giao một số vũ khí không đối đất cho Ả-rập Xê-út đã được dỡ bỏ.
"Chúng tôi sẽ xem xét hoạt động chuyển giao mới trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với chính sách chuyển giao vũ khí thông thường", quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Trong tuần này, chính quyền Tổng thống Biden đã thông báo với Quốc hội về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm. Reuters dẫn một nguồn tin cho biết, việc nối lại xuất khẩu có thể diễn ra ngay trong tuần tới.
"Ả-rập Xê-út đã hoàn thành phần việc của họ trong thỏa thuận, và chúng tôi đã chuẩn bị hoàn thành phần việc của mình", một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Biden cho biết.
Theo luật Mỹ, các thỏa thuận vũ khí quốc tế lớn phải được Quốc hội chấp thuận. Nhiều nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa không ủng hộ việc cung cấp vũ khí tấn công cho Ả-rập Xê-út trong những năm gần đây, với lý do chiến dịch quân sự của nước này ở Yemen gây thương vong lớn cho dân thường và vấn đề nhân quyền.
Tuy nhiên, sự phản đối đó dịu đi trong bối cảnh hỗn loạn ở Trung Đông, sau khi Hamas thực hiện cuộc tấn công bất ngờ vào Israel ngày 7/10 năm ngoái và những thay đổi của Ả-rập Xê-út trong chiến dịch ở Yemen.
Từ tháng 3/2022, khi Ả-rập Xê-út và Houthi chấp thuận lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc dẫn dắt, hai bên không thực hiện cuộc không kích và tấn công xuyên biên giới nào nữa.
Cuộc chiến Yemen được coi là một trong số nhiều cuộc chiến ủy nhiệm giữa Iran và Ả-rập Xê-út.
Lực lượng Houthi đã lật đổ chính phủ được Ả-rập Xê-út hậu thuẫn ở thủ đô Sanaa vào cuối năm 2014 và tham chiến chống lại liên minh quân sự do Ả-rập Xê-út lãnh đạo kể từ năm 2015. Cuộc xung đột đã giết chết hàng trăm nghìn người và khiến 80% dân số Yemen sống phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo.
Từ năm 2021, Tổng thống Biden theo đuổi lập trường cứng rắn về việc bán vũ khí cho Ả-rập Xê-út, với lý do chiến dịch quân sự của nước này tại Yemen gây thương vong nặng nề cho dân thường.
Sau đó, mối quan hệ giữa Ả-rập Xê-út và Mỹ dần nồng ấm trở lại, khi Washington phải hợp tác nhiều hơn với Riyadh để ứng phó với cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Trong 5 tháng đầu năm nay, Thái Lan đã đón gần 15 triệu lượt du khách nước ngoài và đang hướng tới mục tiêu đón 35 triệu lượt khách trong cả năm, với mức doanh thu ước tính khoảng 30 tỷ USD. Có thể nói Chính phủ Thái Lan luôn đặt trọng tâm vào nỗ lực thu hút khách quốc tế, kích cầu du lịch – lĩnh vực kinh tế "xương sống" của xứ sở chùa Vàng, thể hiện qua nhiều chính sách, chiến dịch thu hút du khách quốc tế.
Về chính sách thị thực, nước này hôm 28/5 thông báo đã thông qua các điều chỉnh mới đối với chính sách visa, nhắm tới du khách nước ngoài, du học sinh sau khi tốt nghiệp, người nước ngoài muốn nghỉ hưu ở Thái Lan và "dân du mục kỹ thuật số" - những người làm việc trực tuyến, có thể thay đổi địa điểm linh hoạt thay vì chỉ làm việc ở một địa điểm cố định. Cũng từ tháng 6 này, Thái Lan sẽ cho phép du khách đến từ 93 quốc gia (thay vì 57 quốc gia như cũ) kéo dài thời gian lưu trú tới 60 ngày, thay vì 30 ngày như trước đây.
VOV.VN - Cùng với những thành công trong nỗ lực thúc đẩy quyền lực mềm, Thái Lan đang đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch “du lịch phim ảnh” khi có thêm nhiều công ty sản xuất phim và các hãng truyền hình nước ngoài mong muốn tiến hành ghi hình các cảnh quay tại xứ sở chùa Vàng.
Bên cạnh chính sách visa, Thái Lan đang đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch “du lịch phim ảnh” và quảng bá quyền lực mềm khi có thêm nhiều công ty sản xuất phim và các hãng truyền hình nước ngoài mong muốn tiến hành ghi hình các cảnh quay tại đây.
Với nhận định phim kinh dị Thái Lan là tài sản quyền lực mềm của nước này và những bộ phim Thái Lan đã giúp truyền bá văn hóa xứ sở chùa Vàng ra khắp thế giới, nước này cũng không ngần ngại xúc tiến quảng bá “du lịch ma” cho du khách quốc tế quan tâm đến các địa điểm có chủ đề kinh dị, nhằm thúc đẩy hơn nữa “quyền lực mềm” của xứ sở chùa Vàng.
Tận dụng mọi cơ hội, Cơ quan Du lịch Thái Lan (TAT) cũng đang tung ra khoảng 2.000 gói tour cho du khách Pháp trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic 2024 từ 22/7 - 11/8 tại Pháp, đặt mục tiêu thu hút du khách Pháp mong muốn đi nghỉ dưỡng để tránh làn sóng du khách đổ về Pháp trong thời gian này, đồng thời phối hợp với các hãng hàng không tạo điều kiện cho phép các chuyến bay thẳng từ Paris tới Thái Lan.