Xin hỏi pháp chế là gì và nghề pháp chế và nhiệm vụ của phòng pháp chế được quy định như thế nào? – Trúc Linh (TPHCM)
Xin hỏi pháp chế là gì và nghề pháp chế và nhiệm vụ của phòng pháp chế được quy định như thế nào? – Trúc Linh (TPHCM)
Pháp chế doanh nghiệp là một hướng đi cho người học luật bên cạnh các nghề khác như luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên, thừa phát lại,...
Trong đó, chuyên viên pháp chếđược biết đến là những người được đào tạo chuyên môn về pháp lý ở một số lĩnh vực pháp lý nhất định, chịu trách nhiệm về các công việc hành chính, điều hành pháp lý trong bộ phận pháp chế của một tổ chức hoặc văn phòng luật.
Công việc của pháp chế doanh nghiệp không có khuôn khổ chung, mỗi doanh nghiệp sẽ mỗi khác, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động…
Tuy nhiên, có thể liệt kê một số nhiệm vụ phòng pháp chế doanh nghiệp như sau:
- Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi điều lệ doanh nghiệp, xây dựng và ban hành nội dung, quy chế của doanh nghiệp, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đại diện pháp lý cho doanh nghiệp: Tổ chức pháp chế thay mặt cho chủ doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động; tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện pháp lý theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp và người lao động.
- Quản tri rủi ro cho doanh nghiệp: Trong đó dự báo, đánh giá và kiểm soát rủi ro là quan trọng, đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế bởi lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn.
- Soạn thảo hợp đồng, tài liệu pháp lý của công ty: Chuyên viên pháp chế sẽ tham gia vào việc soạn thảo các tài liệu, văn bản pháp lý và các hợp đồng, thỏa thuận để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của công ty. Cùng với đó là chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản, hợp đồng pháp lý mà đơn vị ban hành, ký kết, tính hợp pháp của những giao dịch mà công ty thực hiện.
Chịu trách nhiệm chuẩn bị những hồ sơ pháp lý cần thiết của công ty. Thực hiện kiểm tra, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các tài liệu, văn bản giao dịch, các hồ sơ pháp lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động đều đang được thực hiện theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp cùng các quy định pháp luật khác có liên quan do Nhà nước ban hành.
- Cập nhật các quy định, bổ sung mới về pháp luật hiện hành: Cập nhật, nghiên cứu các kiến thức mới nhất về pháp luật như thông tư, nghị định, các thay đổi về luật,... liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động một cách thường xuyên, kịp thời cho các cấp quản lý.
Ngay sau khi ký kết (2-11-2022), Báo Quân đội nhân dân đã tổ chức tuyên truyền trên tất cả các ấn phẩm, nền tảng với trung bình khoảng 80 tin, bài/tháng với nhiều nội dung, hình thức đa dạng... Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tuân thủ chính sách, pháp luật tại cơ sở được cập nhật nhanh chóng, chính xác theo từng hoạt động cụ thể; đa dạng các hình thức tuyên truyền, đa ngôn ngữ và các nền tảng mạng xã hội.
Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử được phát động rộng rãi trên toàn quốc với mỗi tháng một kỳ. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và công dân cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài. Mỗi kỳ thi bình quân có hơn 20.000 người tham gia thi. Kết thúc cuộc thi năm 2023, Ban tổ chức đã trao giải năm cho các tập thể và cá nhân.
Năm 2024, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức xuất bản cuốn sách “Pháp luật và cuộc sống” để bổ sung nguồn tư liệu, đầu sách vào Tủ sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị và làm tài liệu giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật với số lượng 4.000 cuốn.
Cũng trong năm 2024, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, Bộ CHQS tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức thành công hai chương trình Tọa đàm “Đa dạng hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật”. Các tham luận của các đại biểu đã nêu bật kinh nghiệm, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371). Từ đó, góp phần lan tỏa mạnh mẽ tinh thần “thượng tôn pháp luật”, tạo sự chuyển biến toàn diện, sâu sắc về nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Hai cơ quan thống nhất đánh giá, công tác phối hợp được tiến hành chặt chẽ, đúng nội dung ký kết. Báo Quân đội nhân dân đã chủ động đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền nên chất lượng, hiệu quả tuyên truyền ngày càng cao. Các sản phẩm báo chí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phản ánh kết quả, thành tựu về pháp luật; tuyên truyền để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhận thức đúng đắn, sâu sắc, góp phần triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần định hướng dư luận cao về pháp luật...
Báo Quân đội nhân dân cũng chú trọng tuyên truyền, giới thiệu những mô hình mới, cách làm hay trong phổ biến, giáo dục pháp luật; vai trò xung kích của lực lượng Quân đội nhân dân trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, giúp độc giả trong và ngoài nước tiếp cận kịp thời, chi tiết; tạo được sự lan tỏa, quan tâm theo dõi của độc giả trong và ngoài Quân đội.
Phát huy kết quả đạt được, Báo Quân đội nhân dân tiếp tục nâng cao chất lượng tuyên truyền trên cả báo in, báo điện tử và phát triển trên các nền tảng mạng xã hội; đổi mới, nâng cao chất lượng Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trên Báo Quân đội nhân dân điện tử; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, tăng cường hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm hai cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Đại tá Phạm Đức Hoài, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế đánh giá: “Báo Quân đội nhân dân đã làm được rất nhiều việc hiệu quả, thiết thực giúp lan tỏa sâu, rộng và góp phần nâng cao nhận thức, ý nghĩa của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở. Thực tế là nhiều địa phương ở vùng sâu, vùng xa đã quan tâm hơn đến công tác này, dành nguồn lực đáng kể để đầu tư cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ những kết quả, kinh nghiệm đạt được trong giai đoạn 1, công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn 2 cần hướng đến mục tiêu giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận thông tin thuận lợi hơn, nhất là Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu kiến thức pháp luật”; đồng thời, hướng đến những nội dung mà người dân quan tâm, mong muốn”.
Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ khẳng định, Báo Quân đội nhân dân đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là sau khi ký kết với Vụ Pháp chế. Công tác tuyên truyền, tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu kiến thức pháp luật”, các cuộc tọa đàm... vừa qua đã được thực hiện nền nếp, đạt hiệu quả. Tuy nhiên, đồng chí Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân cũng yêu cầu nội dung, hình thức tuyên truyền cần ngắn gọn, sinh động, hiệu quả hơn nhằm thu hút cũng như đạt mục tiêu cao nhất là giúp bộ đội, người dân nhận thức rõ về việc tự giác chấp hành pháp luật.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vụ Pháp chế[1][2][3] trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lí nhà nước bằng pháp luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lí công tác xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, xử lí văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến giáo dục pháp luật; kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật; quản lí công tác thi hành pháp luật về xử lí vi phạm hành chính; quản lí công tác bồi thường của Nhà nước; thực hiện pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; nghiên cứu, tổng hợp các mặt công tác pháp luật thuộc thẩm quyền quản lí nhà nước của Bộ Quốc phòng.[4]
1. Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
2. Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:
a) Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;
b) Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc;
c) Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;
d) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;
đ) Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
g) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
i) Kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;
k) Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;
l) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Bạn đọc xem các tin, bài liên quan.