HÀ NỘI, VIỆT NAM – Media OutReach Newswire – Tận dụng thế mạnh sản xuất của Việt Nam và được hỗ trợ bởi Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất đất nước, nhà sản xuất xe điện Việt Nam VinFast đã sẵn sàng mở rộng thị trường châu Âu. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, công […]
HÀ NỘI, VIỆT NAM – Media OutReach Newswire – Tận dụng thế mạnh sản xuất của Việt Nam và được hỗ trợ bởi Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất đất nước, nhà sản xuất xe điện Việt Nam VinFast đã sẵn sàng mở rộng thị trường châu Âu. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, công […]
VietTimes – Với kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỉ USD trong năm 2022, Samsung đã có đóng góp lớn vào quá trình hồi phục và phát triển của kinh tế Việt Nam hậu đại dịch Covid-19.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa tiếp ông Park Hark Kyu - Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics. Lãnh đạo Chính phủ đánh giá Samsung là tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư vào Việt Nam nhiều năm qua, giải quyết công ăn, việc làm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, trong năm 2022, kết quả sản xuất, kinh doanh của Samsung cũng rất xuất sắc (xuất khẩu đạt 65 tỉ USD), đóng góp quan trọng vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam, với kỷ lục lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 700 tỉ USD.
(*) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước tính trong năm 2022
Được biết, trong năm 2022, Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu lên tới 69 tỉ USD và đầu tư thêm 3,3 tỉ USD tại Việt Nam.
Đến tháng 8/2022, tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo Samsung Electronics cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam đạt mức 34,3 tỉ USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2022 của Samsung Việt Nam đạt khoảng 30,7 tỉ USD.
Tại cuộc tiếp, hai bên cũng trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu (Trụ cột 2).
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD.
Hiện nay, Tổ công tác đang được kiện toàn nhân sự để nhanh chóng xây dựng khung pháp lý nội luật về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.
Buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (phải) và ông Park Hark Kyu - Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics
'Mối nhân duyên' của sếp Samsung Electronics với Việt Nam
Tại cuộc gặp, ông Park Hark Kyu cũng chia sẻ về "mối nhân duyên" của mình với Việt Nam.
Vị Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Samsung Electronics cho biết, cá nhân ông đã có hơn 20 lần đến Việt Nam để tìm hiểu môi trường kinh doanh, trong đó có việc quyết định đầu tư xây dựng nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên.
"Bây giờ đã qua hơn 10 năm, mỗi khi nhìn lại thì tôi cho rằng đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên là lựa chọn sáng suốt. Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều hỗ trợ để Samsung hoạt động hiệu quả trong thời gian qua", ông Park Hark Kyu bày tỏ.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết ông vừa có cuộc tiếp CEO Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ với mong muốn sẽ phát triển Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Công nghiệp bán dẫn và công nghiệp điện tử có mối quan hệ rất hữu cơ với nhau, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Tập đoàn Samsung nghiên cứu, đánh giá sâu sắc những kết quả đã đạt được trong quá trình đầu tư tại Việt Nam để tiếp tục có những quyết sách hiệu quả, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương Samsung đặt cơ sở sản xuất sẽ luôn lắng nghe, tiếp nhận các kiến nghị để đáp ứng tốt nhất trong điều kiện có thể, theo quy định của pháp luật.
Như VietTimes từng đề cập, hôm 23/12/2022, Samsung đã khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội.
Đây được cho là hoạt động quan trọng giúp Samsung tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Đáng chú ý, sự kiện này cũng có sự góp mặt của Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong.
Tập đoàn Hàn Quốc đề ra kế hoạch đưa Trung tâm R&D trở thành nơi nghiên cứu và phát triển công nghệ hàng đầu thế giới thông qua việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các trường đại học trong các lĩnh vực công nghệ then chốt của tương lai, bên cạnh việc gia tăng hỗ trợ bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam./.
Savills đã công bố trong số 15 thành phố có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, TP.HCM và Hà Nội của Việt Nam lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ sáu.
Theo Savills, Việt Nam đang xây dựng nền tảng vững chắc để thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ổn định và mạnh mẽ trong thập kỷ tới, nhờ những bước tiến vượt bậc trong cơ sở hạ tầng, quy định và quy hoạch.
Tuy nhiên, cũng theo Savills, Việt Nam hiện tại đang phụ thuộc đáng kể vào một số nhà đầu tư lớn, đặc biệt là Samsung, với tỷ lệ đóng góp vào GDP quốc gia từ 10-30%.
Savills đã công bố danh sách 15 thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất dự kiến đến năm 2033. Trong đó, Việt Nam tự hào có hai thành phố là Hà Nội và TP.HCM được xếp hạng trong số các trung tâm tăng trưởng hàng đầu. Bảng xếp hạng này được thiết lập dựa trên phân tích kinh tế của 230 thành phố toàn cầu, với mục tiêu xác định các điểm nóng phát triển mạnh mẽ nhất trong thập kỷ tới.
Xếp hạng này dựa trên dữ liệu kinh tế cung cấp bởi Oxford Economics, tính toán tại cấp độ thành phố và vùng đô thị. Điểm tín dụng tương lai được đánh giá ở cấp quốc gia. Tập trung chủ yếu vào các thành phố có GDP từ 50 tỷ USD trở lên vào năm 2023. Bengaluru tại Ấn Độ chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách này. Tiếp sau đó là TP.HCM, nơi được đánh giá cao nhờ vào sự gia tăng đáng kể về số hộ gia đình có thu nhập cao.
Triển vọng phát triển của Hà Nội chủ yếu được hỗ trợ bởi sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và sự tăng trưởng của tài sản cá nhân.
Việt Nam hiện đang dẫn đầu khu vực với mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng chiếm 6% GDP, một con số đáng kể so với các nước láng giềng. Điều này phản ánh qua nguồn tài chính lớn được dành cho các dự án quan trọng như Cảng hàng không quốc tế Long Thành ở Đồng Nai, các dự án đường bộ hàng nghìn km và các cảng biển nước sâu mới.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai kế hoạch có giá trị lên tới 134,7 tỷ USD để giảm sự phụ thuộc vào than và đã ban hành nhiều luật mới nhằm thúc đẩy cạnh tranh, quản trị hiệu quả và công bằng xã hội.
Savills chỉ ra rằng các doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao trong nước đang nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các công ty đến từ Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc, cùng với sự hỗ trợ từ các công ty châu Âu nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng không chỉ giới hạn trong khu vực châu Á.
Phát biểu về vấn đề này, ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành của Savills Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đang dần chuyển dịch từ nền kinh tế sản xuất truyền thống sang trung tâm công nghệ cao, chuyên sâu. Nó góp phần nâng cao giá trị bền vững và mở rộng quy mô nền kinh tế quốc gia. Việt Nam hiện đang sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như tấm pin mặt trời, xe điện, chip, pin laptop, điện thoại, màn hình và các linh kiện điện tử khác.
Vào tháng 4/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tổ chức một cuộc họp với đại diện của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc để bàn về kế hoạch tổng thể phát triển quốc gia. Trong cuộc họp, ông đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc thúc đẩy ngành công nghệ cao và cải thiện công tác quy hoạch. Kế hoạch này dự kiến sẽ đưa ra các phương án sử dụng đất hiệu quả hơn và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển này.
Trong một đánh giá liên quan, Phó Giám đốc Điều hành của Savills Việt Nam cũng đề cập, TP.HCM đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi Hà Nội cũng đang mở rộng cơ hội trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư.
Nguồn: https://kevevn.vn/20240608/savills-samsung-dang-chiem-toi-10-30-gdp-viet-nam-30208314.html