Trường Đại Học Quốc Tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại Học Quốc Tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội

ĐẾN UEB ĐỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP

ĐẾN UEB ĐỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP

Chính Sách Học Bổng Và Hỗ Trợ Học Phí

Nhằm đào tạo nhân tài, thu hút học sinh giỏi, khuyến khích phong trào học tập và rèn luyện của sinh viên, trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội hàng năm dành hơn 5 tỷ đồng để cấp nhiều suất học bổng có giá trị cho học sinh Trung học phổ thông đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh đại học và sinh viên có thành tích tốt trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Quốc tế.

Với một hệ thống chính sách học bổng đa dạng về hình thức, phong phú loại hình học bổng, từ năm 2010 đến nay, trường Quốc tế đã cấp gần 2000 suất học bổng các loại. Hệ thống học bổng của trường Quốc tế hướng tới việc động viên, khuyến khích và hỗ trợ sinh viên phát triển rèn luyện một cách toàn diện, không chỉ trong học tập, nghiên cứu khoa học mà còn cả những hoạt động xã hội.

Ngoài các học bổng chung cho sinh viên Trường Quốc tế, các sinh viên quốc tế cũng có cơ hội được nhận những học bổng dành riêng cho sinh viên người nước ngoài.

Những Điểm Hấp Dẫn Của Trường Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trên đây là toàn bộ thông tin về học phí trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội. Mong rằng, những thông tin này hữu ích với bạn, để có thể lựa chọn được ngôi trường phù hợp cho bản thân. Chúc các bạn thành công!

Về đào tạo, Khoa Tư pháp hình sự, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội được giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học (cử nhân) và bậc sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Về nghiên cứu khoa học, Khoa được giao triển khai các hoạt động khoa học thuộc chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, góp phần sáng tạo, chuyển giao tri thức, tư vấn và phản biện chính sách trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Tên gọi “Khoa Tư pháp hình sự” mới xuất hiện từ tháng 9 năm 2022 khi Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, tiền thân của Khoa Tư pháp hình sự là Bộ môn Tư pháp hình sự đã có bề dày xây dựng và trưởng thành gắn với sự phát triển của Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trước đây và sau này là của Khoa Luật, trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Khoa Tư pháp hình sự có đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 13 thầy cô, với 01 giáo sư - tiến sĩ khoa học; 01 giáo sư - tiến sĩ; 05 phó giáo sư - tiến sĩ; 05 tiến sĩ, 01 thạc sĩ – nghiên cứu sinh. Nhiều thầy cô giảng viên của Khoa là các nhà khoa học tiền bối có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nền khoa học pháp lý hình sự Việt Nam hiện đại. Khoa Tư pháp hình sự cũng quy tụ được các giảng viên cơ hữu là những thầy cô có thâm niên nghề luật và kinh qua các vị trí lãnh đạo quản lý tại Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Khoa đã xây dựng được thế hệ giảng viên trẻ kế cận xứng đáng và đội ngũ đông đảo cộng tác viên là các học giả, các nhà hoạt động thực tiễn uy tín và giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước.

Khoa Tư pháp hình sự đảm nhiệm 03 môn học chính thuộc các học phần bắt buộc: Luật hình sự Phần chung; Luật hình sự Phần các tội phạm; Luật tố tụng hình sự, các môn học thuộc học phần bắt buộc hoặc tự chọn như: Luật thi hành án hình sự, Tội phạm học, Hệ thống tư pháp hình sự, Kỹ năng tranh tụng, Trách nhiệm hình sự và thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân…

Khoa Tư pháp hình sự đảm nhiệm 01 chương trình đào tạo Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự; 02 chương trình đào tạo Thạc sĩ định hướng nghiên cứu và Thạc sĩ định hướng ứng dụng chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Các học phần được thiết kế, cập nhật để trang bị cho nghiên cứu sinh và học viên những kiến thức chuyên sâu, những kỹ năng cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và áp dụng pháp luật, góp phần hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của người học ở các vị trí công tác khác nhau liên quan đến lĩnh vực pháp luật và tư pháp hình sự.

3.   Định hướng nghiên cứu cơ bản

Các định hướng nghiên cứu cơ bản của Khoa bao gồm:

-   Trách nhiệm hình sự và hình phạt;

-   Quyền con người trong tư pháp hình sự;

-   Các mô hình tố tụng hình sự;

-   Các thiết chế, thể chế tư pháp hình sự trong tiến trình cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

-   Lịch sử và các giá trị truyền thống của tư pháp hình sự Việt Nam;

-   Pháp luật Việt Nam trước thách thức của an ninh phi truyền thống và Cách mạng Công nghiệp 4.0;

-   Các lý thuyết tội phạm học hiện đại và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Với định hướng trên, Khoa Tư pháp hình sự đã và đang triển khai nhiều diễn đàn khoa học như hội thảo, toạ đàm, talkshow… quy tụ nhiều học giả có uy tín và có độ lan toả trong giới luật học. Các giảng viên của Khoa Tư pháp hình sự đã công bố nhiều sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình đại học, giáo trình sau đại học, đồng thời cũng tham gia các ấn phẩm khoa học do nhà xuất bản có uy tín trên thế giới phát hành. Ngoài ra, các giảng viên cũng là tác giả của những bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế; có các đề tài khoa học (chung và riêng) có hàm lượng khoa học cao, có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, phục vụ đắc lực công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu cụ thể của các giảng viên thuộc Khoa:

Hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu

Lý luận về tội phạm; Lý luận về Nhà nước pháp quyền và tổ chức quyền tư pháp; Lý luận và lịch sử tư pháp hình sự

Luật hình sự; Điều tra hình sự; Tranh tụng hình sự

Luật hình sự; Luật hình sự kinh doanh; Luật hình sự so sánh; Trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Luật tố tụng hình sự; Quyền con người trong lĩnh vực Tư pháp hình sự; Trách nhiệm hình sự của pháp nhân; Kỹ năng tranh tụng

Luật hình sự; Cải cách hệ thống tư pháp hình sự trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam; Vai trò của Toà án trong hệ thống tư pháp hình sự; Xét xử hình sự

Luật hình sự; Trách nhiệm hình sự và hình phạt; Kiểm soát xã hội đối với tội phạm; Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân

Luật tố tụng hình sự; Quyền con người trong tư pháp hình sự; Lịch sử và các giá trị truyền thống của tư pháp hình sự Việt Nam

Luật tố tụng hình sự; Tổ chức Toà án và các cơ quan tư pháp khác

Tội phạm học; Chiến lược phòng ngừa tội phạm; Tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia

Luật hình sự; Kỹ năng tranh tụng hình sự

Luật hình sự; Luật thi hành án hình sự; Luật hình sự so sánh

Luật tố tụng hình sự; Điều tra tội phạm; Luật thi hành án hình sự

Chức danh chuyên môn/Chức vụ/Đơn vị công tác

GVCC/Nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN

GVCC/Nguyên Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội

Email: [email protected]

GVCC/Nguyên Quyền chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN

GVCC/Nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN

Email:  [email protected]

GVCC/Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ

GVCC/Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, ĐHQGHN

GVCC/Chủ nhiệm Khoa Tư pháp hình sự, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN

GVC/Trưởng phòng Đào tạo và Công tác học sinh sinh viên, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN

GV/Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

GV/Trưởng Văn phòng Luật Investlinkco và Cộng sự

Email: [email protected]

GV/Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật hình sự - Tội phạm học

GV/Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ pháp lý

·                      Phòng 209, nhà E1, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội;

·                      Điện thoại: (024) 37547512;

·                      Email: [email protected];

·                      Fanpage: https://www.facebook.com/khoatuphaphinhsu

·                      Trợ lý Khoa: Ths. Bùi Thu Dung: 0967820190

Ngày 5/12/2024, PGS, TS. Trịnh Tiến Việt, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Luật, ĐHQGHN đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn cán bộ Trường Đại học Galway, Ailen, dẫn đầu là Giáo sư Geraint Howells, Trưởng Khoa Kinh tế, Chính sách công và Luật.

Ngày 03/12/2024, Khoa Lý luận, Lịch sử Nhà nước & Pháp luật, Trường ĐH Luật ĐHQGHN tổ chức Hội thảo khoa học “Lập luận pháp lý (Legal Reasoning)”. Trường Đại học Luật là đơn vị đầu tiên trong cả nước tổ chức Hội thảo về chủ đề này sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Chuẩn chương trình đào tạo cử nhân ngành luật, trong đó bao gồm học phần liên quan đến lập luận pháp lý.

Ngày 29/11/2024, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN phối hợp cùng Trường Đại học Luật, Đại học Huế đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới, nâng cao chất lượng các Tạp chí Luật học”. Hội thảo là sự tiếp nối chuỗi hội thảo và nhiều hoạt động hợp tác khác trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy giữa các cơ sở đào tạo luật trong Mạng lưới các cơ sở đào tạo luật trong cả nước.

Sáng ngày 27/11/2024, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Ban Giám hiệu với Sinh viên chính quy năm học 2024 – 2025. Tham dự buổi đối thoại có PGS.TS. Trịnh Tiến Việt – Phó Hiệu trưởng phụ trách trường, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Phó Hiệu trưởng và đại diện lãnh đạo các khoa chuyên môn, phòng chức năng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng các lớp, đại diện chi đoàn, chi hội.

Ngày 26/11/2024, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động bầu thành viên Hội đồng trường Trường Đại học Luật, ĐHQGHN nhiệm kỳ 2024 - 2029. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Phạm Vương – Phó Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Trọng Điệp – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường lâm thời, PGS.TS. Trịnh Tiến Việt – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Hội đồng trường lâm thời cùng với sự tham gia của gần 120 đại biểu là công chức, viên chức và người lao động của Trường.

Ngày 22/11/2024, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, phối hợp cùng Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Hiệu lực của Hiến pháp trong luật tư: Kinh nghiệm châu Á và góc nhìn so sánh”. Hội thảo được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted) trên cơ sở đề KH&CN tiềm năng “Xây dựng mô hình hiệu lực của quyền hiến định trong luật tư”, mã số 18/2022/TN do PGS.TS. Bùi Tiến Đạt làm chủ nhiệm.

Khoa Luật thông báo Chương trình học bổng của Quỹ Phát triển Châu Á, Hàn Quốc (Asia Development Foundation, gọi là học bổng ADF) năm học 2022-2023 dành cho sinh viên khóa QH-2022-L như sau:

1. Đối tượng và tiêu chuẩn xét chọn

- Có thành tích xuất sắc trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2022.

- Có tham gia hoạt động xã hội và có kế hoạch học tập rõ ràng.

- Ưu tiên sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

+ Sinh viên được nhận học bổng có trách nhiệm nộp báo cáo (theo hướng dẫn) vào cuối năm học.

+ Hàng năm, những sinh viên này sẽ tiếp tục được nhận học bổng cho đến khi tốt nghiệp nếu đạt kết quả học tập từ 3.2 trở lên.

2. Trị giá học bổng: 1.000 đô la Mỹ/sinh viên/năm học.

3. Chỉ tiêu dành cho Khoa Luật: Số lượng sinh viên đề cử tới Quỹ ADF để phỏng vấn là 02 sinh viên/36 sinh viên toàn ĐHQGHN (Quỹ sẽ phỏng vấn 36 sinh viên để lựa chọn, trao học bổng cho 24 sinh viên)

- Đơn đăng ký học bổng, viết bằng tiếng Anh, có dán ảnh (Application Form);

- Học bạ Trung học Phổ thông dịch sang tiếng Anh, có công chứng;

- Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển vào đại học chính quy năm 2022;

- Bản photo chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;

- Các chứng nhận về: Thành tích học tập, hoạt động xã hội, hoàn cảnh gia đình… (nếu có);

Tất cả các giấy tờ trên yêu cầu sinh viên xếp theo thứ tự, đựng trong túi hồ sơ. Mặt ngoài túi hồ sơ ghi đầy đủ các thông tin (đăng ký học bổng ADF, Hàn Quốc năm học 2022-2023, Họ và tên, Ngày sinh, Địa chỉ Khoa, Trường, Điện thoại, Email, Danh mục các loại giấy tờ). Hồ sơ đã nộp không trả lại.

5. Địa điểm và thời hạn nộp hồ sơ:

- Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng Đào tạo và Công tác học sinh sinh viên (Phòng 307A - Nhà E1, Khoa Luật, ĐHQGHN – gặp cô Phượng)

-  Thời hạn nộp hồ sơ: 10h ngày 24/10/2022.