Việt Nam Đứng Thứ Bao Nhiêu Về Kinh Tế

Việt Nam Đứng Thứ Bao Nhiêu Về Kinh Tế

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP danh nghĩa năm 2021 của Indonesia dẫn đầu trong nhóm các nước thuộc khối ASEAN, đạt khoảng 1.150 tỷ USD.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP danh nghĩa năm 2021 của Indonesia dẫn đầu trong nhóm các nước thuộc khối ASEAN, đạt khoảng 1.150 tỷ USD.

Việt Nam vào top 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới

Tại hội nghị, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân - phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương - cho hay năm vừa qua đất nước gặp nhiều khó khăn do bối cảnh chung của thế giới và những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, đất nước cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện.

Theo đó, Việt Nam hiện là điểm sáng trong phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, được các quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá cao. Nước ta đứng thứ 35 về quy mô kinh tế và nằm trong top 40 nước có quy mô kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô kinh tế 435 tỉ USD.

Chúng ta cũng nằm trong top 20 nước về thu hút đầu tư nước ngoài và top 20 về kim ngạch xuất nhập khẩu trên thế giới. Với độ mở nền kinh tế cao, đạt gần 200% so với quy mô GDP, Việt Nam là nền kinh tế năng động trong ASEAN.

Theo quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, với chính sách đối ngoại linh hoạt trong bối cảnh chung đầy khó khăn, Việt Nam đã giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhiều tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vươn lên mạnh mẽ

Nói về khu vực miền Trung - Tây Nguyên, quyền Chủ tịch nước đánh giá thời gian qua các tỉnh trong khu vực này đã vươn lên mạnh mẽ, dù xuất phát điểm khó khăn, đầy thách thức. Các địa phương đã tìm ra hướng đi, giải pháp vượt lên để theo kịp sự phát triển chung của cả nước và đóng góp quan trọng cho đất nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ nâng cao, tạo điểm sáng trong khu vực. Nhiều địa phương phát hiện các lợi thế mới như công nghiệp tái tạo, kinh tế biển, logistics.

Quyền Chủ tịch nước chúc mừng các kết quả đã đạt được và chia sẻ khó khăn, vất vả các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã trải qua.

Lãnh đạo các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên ký kết giao ước thi đua năm 2024 - Ảnh: TẤN LỰC

Theo UBND tỉnh Bình Định, cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, trong năm 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều tỉnh trong cụm đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tốc độ tăng trưởng bình quân các tỉnh đạt 5,16%, một số tỉnh có mức tăng trưởng nổi bật như Đắk Lắk, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Thu ngân sách nhiều tỉnh tăng so với dự toán được giao. Tổng thu ngân sách bình quân các tỉnh trong cụm đạt 12.353 tỉ đồng, chiếm 7% tổng thu ngân sách cả nước.

Trên toàn khu vực, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được duy trì. Tỉ lệ trường chuẩn quốc gia bình quân các tỉnh trong cụm đạt 115,5% kế hoạch.

Tỉ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế tiếp tục tăng, số bệnh viện, cơ sở y tế tự chủ tài chính ngày càng tăng. Chất lượng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ của đội ngũ y tế công lập được nâng lên.

Bên cạnh đó, các tỉnh hoàn thành tốt chỉ tiêu giải quyết việc làm, bình quân các tỉnh trong cụm giải quyết việc làm cho hơn 20.000 người, giảm nghèo bền vững.

Hoàn thiện toàn diện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2 Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13, theo nội dung định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 có yêu cầu một số nhiệm vụ như sau:

- Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh trong gia đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế.

- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường..., tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

- Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

- Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội.

- Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên.

- Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn: Quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa;.....

- Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn đảng toàn diện; tăng cường bản chất giai cấp công nhân của đảng.

- Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước.

- Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn đảng toàn diện.

Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu thành phần kinh tế ?

Căn cứ theo quy định Điều 51 Hiến Pháp 2013 có quy định như sau:

Như vậy, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo. Hiện nay Việt Nam có 04 thành phần kinh tế bao gồm:

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong đó, với mỗi thành phần kinh tế có vai trò khác nhau và hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với nhau giúp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển.

Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu thành phần kinh tế? (Hình từ Internet)

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 như thế nào?

Theo Mục 2 Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 bao gồm:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm.

- Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD.

- Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm.

- Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.

- Đến năm 2025, tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỉ lệ lao động qua đào tạo là 70%.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2025 dưới 4%.

- Tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5% hằng năm; có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân;

- Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tuổi thọ trung bình đạt khoảng 74,5 tuổi;

- Tỉ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới tối thiểu 80%, trong đó ít nhất 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

- Đến năm 2025, tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95 - 100%, nông thôn là 93 - 95%.

- Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%.

- Tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%.

- Tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; giữ tỉ lệ che phủ rừng ổn định 42%.