Nhiều trường đại học dự kiến sẽ bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025. Trong khi, hàng loạt trường đã không sử dụng phương thức này từ nhiều năm trước.
Nhiều trường đại học dự kiến sẽ bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025. Trong khi, hàng loạt trường đã không sử dụng phương thức này từ nhiều năm trước.
Năm 2024, song song với phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, các trường Đại học đang nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh và phụ huynh qua phương thức tuyển sinh thứ 2 là xét tuyển học bạ THPT.
Vậy cách thức tính điểm của hình thức này như thế nào, Hãy cùng Trường Đại học Tài chính – Kế toán (UFA) tìm hiểu Cách tính điểm xét học bạ để từ đó có cơ sở để các bạn có thể tự chuẩn bị hồ sơ xét học bạ và nộp xét tuyển để tăng thêm cơ hội vào Đại học chính quy.
Năm 2024, song song với phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, các trường Đại học đang nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh và phụ huynh qua phương thức tuyển sinh thứ 2 là xét tuyển học bạ THPT.
Vậy cách thức tính điểm của hình thức này như thế nào, Hãy cùng Trường Đại học Tài chính – Kế toán (UFA) tìm hiểu Cách tính điểm xét học bạ để từ đó có cơ sở để các bạn có thể tự chuẩn bị hồ sơ xét học bạ và nộp xét tuyển để tăng thêm cơ hội vào Đại học chính quy.
Mỗi trường sẽ có một quy đinh xét tuyển học bạ theo các kỳ học khác nhau. Các trường có thể xét tuyển học bạ năm học lớp 12 (điểm trung bình cả năm học); 5 học kỳ THPT, gồm: Học kì 1, học kì 2 lớp 10; Học kì 1, học kì 2 lớp 11; học kì 1 lớp 12; 6 học kì THPT gồm: Học kì 1, học kì 2 lớp 10; Học kì 1, học kì 2 lớp 11; học kì 1, học kì 2 lớp 12…
Tại Trường ĐH Tài chính – Kế toán (UFA) thí sinh có thể đăng ký xét tuyển học bạ cả năm học 12 hoặc 5 kỳ trung học phổ thông (học bạ cả năm học lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 năm lớp 12; không tính học kỳ 2 của lớp 12).
Việc xét tuyển học bạ dựa vào tổng điểm của các tổ hợp môn tương ứng với các ngành học mà thí sinh đăng ký xét tuyển.
Chẳng hạn tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán, xét tuyển vào ngành Tài chính - Ngân hàng có các tổ hợp môn xét tuyển như sau: A00 (Toán - Vật lý - Hóa học), A01(Toán - Vật lý - Tiếng Anh), D01 (Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh).
Điểm xét học bạ sẽ được tính theo công thức: Điểm trung bình Toán năm lớp 12 + Điểm trung bình Lý năm lớp 12 + Điểm trung bình Hóa năm lớp 12. Sau khi đối chiếu với điều kiện tham gia xét tuyển, các trường sẽ tiến hành lựa chọn theo mức điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách tính điểm xét học bạ dành cho các thí sinh mong muốn gia tăng cơ hội trúng tuyển đại học. Chúc các thí sinh nắm bắt tốt cơ hội và đạt được nguyện vọng trong mùa tuyển sinh sắp tới.
Thí sinh có thể đăng ký xét học bạ trực tuyến tại đây
Liên hệ để được tư vấn chi tiết hơn
PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH 2024 (UFA) (Trích Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Tài chính - Kế toán)
Nếu mong muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh 2024 và các ngành đào tạo của Trường ĐH Tài chính – Kế toán, phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo thêm tại: http://www.tckt.edu.vn/tuyen-sinh.
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM thông báo không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025. Thay vào đó, trường sử dụng các phương thức xét tuyển: xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT (10% chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh lớp chuyên (10-20% chỉ tiêu); xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, dự kiến áp dụng cho khoảng hơn 30 ngành (40-50% chỉ tiêu mỗi ngành).
Với phương thức xét tuyển dựa trên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trường dành 20-40% chỉ tiêu cho các ngành có sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc 70- 80% cho các ngành còn lại.
Từ năm 2025 Đại học Quốc gia TP.HCM cũng xác định giảm còn 3 phương thức tuyển sinh đại học, gồm: xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức, xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT.
Với quyết định này, các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM tiến tới bỏ phương thức ưu tiên xét tuyển học bạ của học sinh tại hơn 100 trường THPT trên toàn quốc (theo danh sách cập nhật hàng năm) nhằm đảm bảo công bằng và giúp thí sinh đỡ bị rối.
Nhiều trường đại học lớn bỏ xét tuyển học bạ từ 2025.
Năm sau, Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển tài năng, xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, không xét tuyển riêng bằng kết quả học bạ.
Kể từ năm 2022 trở về trước, Đại học Bách khoa Hà Nội dùng điểm học bạ là điều kiện khi xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và đánh giá tư duy. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nhà trường cũng đã bỏ yêu cầu này.
Đại học Kinh tế Quốc dân cũng bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ. Lý do nhà trường đưa ra là bởi qua nhiều năm, trường nhận thấy hầu hết học sinh giỏi ở các trường chuyên đều có đủ điều kiện xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế hoặc điểm thi riêng. Vì vậy, bỏ xét học bạ sẽ làm giảm tỉ lệ ảo, vì một thí sinh có thể dùng nhiều phương thức.
Năm 2025, Đại học Kinh tế Quốc dân giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh so với năm 2024, gồm: xét tuyển thẳng (2%); xét tuyển kết hợp (83%) và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (15%, giảm 3% so với năm 2024).
Trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Luật TP.HCM cũng không xét tuyển bằng học bạ bởi lo ngại thiếu công bằng cho các thì sinh (vì quy chuẩn thi và tính điểm ở mỗi trường THPT là khác nhau).
Trong khi đó, trường Đại học Công nghệ TP.HCM dự kiến bỏ phương án xét tuyển học bạ 3 học kỳ, giữ phương thức xét tuyển học bạ theo tổ hợp 3 môn năm lớp 12. Theo đại diện trường, lý do điều chỉnh nhằm đảm bảo quy định trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học mà Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Cụ thể, trong dự thảo này có quy định khi xét tuyển bằng học bạ THPT phải có kết quả học kỳ II lớp 12 để các trường đánh giá đầy đủ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở bậc phổ thông, đồng thời khuyến khích các em tập trung hoàn tất và đạt kết quả tốt nhất trong năm học cuối cấp.
Theo dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ GD&ĐT, các trường chỉ được xét tuyển sớm 20% chỉ tiêu. Hiện, các trường xét sớm bằng cách dùng học bạ, chứng chỉ quốc tế, điểm thi đánh giá năng lực....
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, việc xét tuyển sớm dẫn đến tình trạng các trường phải chuẩn bị công tác tuyển sinh từ đầu năm, các em học sinh đang học lớp 12 chạy đôn chạy đáo làm thủ tục... Tất cả đều vất vả mà hiệu quả không cao.
Thống kê của Bộ GD&ĐT, cứ 8 nguyện vọng xét tuyển sớm mới có một nguyện vọng về sau nhập học, cứ 2 thí sinh trúng xét tuyển sớm thì chỉ có 1 em nhập học. Xét tuyển sớm do các trường làm độc lập, nên khi Bộ xét tuyển chung sẽ tạo ra tỷ lệ ảo.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia, người làm công tác tuyển sinh đề nghị bỏ xét tuyển sớm. Về phía Bộ GD&ĐT, Bộ cho biết sẽ cân nhắc, xem xét nên rút ngắn tỷ lệ hay bỏ xét tuyển sớm để tạo sự công bằng.